Trong báo cáo mới của mình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá rằng chính các thị trường đang nổi ở châu Á chứ không phải cường quốc nào khác, sẽ đóng vai trò đầu tàu phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đặc khu Hồng Kông. Ảnh AP

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố ngày 21/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá kinh tế toàn cầu đang phục hồi mạnh hơn dự kiến và sản lượng toàn cầu dự báo sẽ tăng 4,25% trong năm nay.

Trong đó, châu Á sẽ là đầu tàu tăng trưởng, với các thị trường đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu sự phục hồi.

Tuy nhiên cũng ngay tại châu Á, riêng Nhật Bản tiếp tục bị IMF đánh giá là sẽ tụt hậu, với dự báo GDP sẽ tăng 1,9% năm 2010 và 2% năm 2011.

Cụ thể, IMF dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 10% trong cả hai năm 2010 và 2011, còn GDP của Ấn Độ ước tăng 8,8% năm 2010 và 8,4% năm 2011.

Báo cáo của IMF cho rằng kinh tế Mỹ dù không được ấn tượng như thế song cũng sẽ trở lại tăng trưởng ở mức 3,1% năm 2010 và 2,6% năm 2011. 

Châu Á nổi bật trong khủng hoảng

Trong bức tranh kinh tế thế giới đượm màu xám trong thời khủng hoảng, châu Á đã nổi lên là một điểm sáng vượt qua khó khăn để vươn lên.

Theo giới chuyên gia, kinh tế của các nước đang phát triển ở châu lục này đã vượt qua được tình trạng khó khăn nhờ bài học sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nền kinh tế đó đã trải qua quá trình chuyển đổi sâu rộng và mang tính hệ thống về cơ cấu hoạt động, giúp họ có sức mạnh mới về mặt cơ cấu tổ chức.

Chính phủ các nước khu vực này đã giảm bớt áp dụng chính sách can thiệp trong ngành công nghiệp, ngừng “hà hơi tiếp sức” cho các công ty hay tổ chức làm ăn kém hiệu quả, trong khi cải thiện đáng kể công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp.

Đồng thời nhu cầu chi tiêu tiêu dùng và đầu tư mạnh mẽ trong nước đã giúp các nước khu vực này giảm thiểu được những tác động tiêu cực của tình trạng xuất khẩu bị bóp nghẹt bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Song để khai thác tốt tiềm năng, các nước khu vực cần khắc phục và giải quyết những thách thức nảy sinh từ cơ cấu sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng mà hiện đang tác động đến thị trường dầu mỏ và khoáng sản đồng thời tạo ra sức ép lạm phát trên thế giới.

Thực trạng đó buộc các nước châu Á phải tích cực hành động để hướng tới mô hình tăng trưởng tiết kiệm nhiều nhiên liệu.

                                                                                       Theo Vnn

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tai nạn máy bay ở Philippines

Theo tin nước ngoài, chiều 21-4, tại khu vực phía bắc Thủ đô Manila, Philippines, một máy bay vận tải AN-12 rơi làm ba người chết, gồm hai người Nga và một người Uzbekistan. Ba người khác đều là thành viên đội bay được cứu sống. Một hãng hàng không có trụ sở ở Manila đã thuê chiếc máy bay này để chở hàng từ TP Xê-bu ở miền trung Philippines đến Manila.

Ba Lan ấn định ngày bầu cử tổng thống

Ba Lan sẽ tổ chức bầu cử tìm người thay thế ông Lech Kaczynski, cố tổng thống vừa qua đời trong tai nạn máy bay, vào ngày 20/6.

Thái Lan: “Áo đỏ” giữ 300 lính, xung đột với “đa sắc màu”

Theo báo Thái Lan, xung đột chính trị trong nước đang lan rộng, căng thẳng tăng cao khi “áo đỏ” ngoài Bangkok bắt giữ gần 300 lính cùng ô tô, xe lửa, cùng lúc xung đột bùng phát giữa nhóm này với phe “đa sắc màu” mới nổi lên đòi chấm dứt biểu tình.

Thêm nhiều chuyến bay cất cánh

Do quá nhiều người đi lại, ngành hàng không đang đối mặt với tình trạng quá tải tại các sân bay

Malaysia dành 3,2 tỷ USD mua thiết bị quốc phòng

Ngày 21/4, Malaysia cho biết nước này vừa ký nhiều thỏa thuận mua trang thiết bị quốc phòng, tổng giá trị lên tới 3,2 tỷ USD.

Kyrgyzstan: Tái diễn vòng quay bạo lực

Việc Tổng thống Kurmanbek Bakiyev đồng ý từ chức và sang sống tị nạn ở Kazakhstan những tưởng sẽ giúp Kyrgyzstan phần nào tránh được nguy cơ đụng độ giữa các phe phái. Nhưng không, ngày 20/4, ngay sau khi có tin ông Kurmanbek Bakiyev rời khỏi Kazaskhstan, thủ đô Bishkek lại chìm trong vòng quay mới của biểu tình và bạo lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục