Theo BBC, tính đến tối qua 7-5 (giờ VN), Đảng Bảo thủ đã giành được 302 ghế hạ viện, so với 256 ghế của Công Đảng và 56 ghế của Đảng Dân chủ tự do. Dự báo sau khi kết quả kiểm phiếu cuối cùng được công bố, Đảng Bảo thủ cũng sẽ chỉ có 305 ghế, tức còn cần tới 21 ghế nữa mới có được đa số 326 ghế trong hạ viện 650 ghế.

Như vậy, lần đầu tiên từ năm 1974 vương quốc Anh sẽ có một “quốc hội treo”, nơi không đảng nào giành được thế đa số. Với kết quả này, việc đảng nào lên nắm quyền tại Anh vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Lãnh đạo Đảng Bảo thủ David Cameron và phu nhân Samantha - Ảnh: AFP

Thủ tướng đương nhiệm Gordon Brown vẫn tiếp tục nắm quyền cho đến khi xác định được đảng nào đứng ra thành lập chính phủ. Theo hiến pháp Anh, đương kim thủ tướng có quyền lập chính phủ mới trước mà như AFP cho biết là thành lập liên minh với Đảng Dân chủ tự do, và ông Brown cũng đã tuyên bố sẵn sàng đối thoại với bất cứ đảng nào về việc thành lập liên minh.

Đảng Bảo thủ đã phản đối dữ dội. “Cử tri Anh sẽ không hạnh phúc nếu sau thất bại này mà ông Brown còn cố bám ghế và thành lập một liên minh của những kẻ bại trận” - BBC dẫn lời chính trị gia Đảng Bảo thủ Michael Gove. Còn lãnh đạo Đảng Bảo thủ David Cameron khẳng định: “Đất nước muốn có sự thay đổi và sự thay đổi đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo mới”.

Ông Cameron cũng tuyên bố muốn lập liên minh với Đảng Dân chủ tự do. Một số nhà phân tích cho rằng cũng có khả năng ông Cameron sẽ thành lập một chính phủ thiểu số và tìm kiếm sự ủng hộ của các đảng với từng dự luật. “Ông Cameron sẽ cố gắng thông qua một số chính sách, chứng minh khả năng của mình, rồi sau đó tổ chức một kỳ bầu cử mới trong mùa thu hoặc mùa xuân sang năm” - giáo sư khoa học chính trị Mark Wickham-Jones thuộc ĐH Bristol nhận định.

                                                                            Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Quân đội Hàn Quốc được đặt trong trạng thái sẵn sàng .
Không có hình ảnh
Nga diễn tập chuẩn bị lễ diễu binh ngày 9.5 trên quảng trường Đỏ.
Không có hình ảnh

5 điều kiện cho thế giới phi hạt nhân

Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) đã chính thức khai mạc tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ).

Hy Lạp: Biểu tình biến thành bạo loạn

Hãng AFP đưa tin, theo lời kêu gọi tổng đình công của Nghiệp đoàn khu vực Nhà nước Hy Lạp ADEDY, 20.000 người đã đổ về khu vực trung tâm của thủ đô Athens để biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của Chính phủ Hy Lạp. Chính sách này đề ra để giảm mức thâm hụt ngân sách xuống còn 3% trong 3 năm. Biểu tình đã biến thành bạo loạn khiến các nhà chức trách của Athens phải huy động tất cả cảnh sát để đối phó.

Động đất mạnh ngoài khơi Indonesia

Đêm qua, một trận động đất mạnh 6,3 độ richter đã làm rung chuyển tỉnh Bengkulu trên đảo Sumatra của Indonesia, nhưng chưa có thông báo về thiệt hại về người và vật chất, cũng không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

Triều Tiên tăng quân tại biên giới

Khoảng 50.000 lính đặc nhiệm CHDCND Triều Tiên được triển khai dọc biên giới Hàn Quốc

Brazil làm trung gian hòa giải về thỏa thuận nhiên liệu hạt nhân

Hãng thông tấn Fars của I-ran ngày 5-5 dẫn nguồn tin từ Văn phòng của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad cho biết, trong cuộc nói chuyện điện thoại với người đồng cấp Venezuela, ông Ahmadinejad đã đồng ý về nguyên tắc để Brazil làm trung gian hòa giải về thỏa thuận nhiên liệu hạt nhân. Thỏa thuận này được đưa ra tháng 10 năm ngoái theo đó

5 điều kiện then chốt thúc đẩy thành công NPT

Ngày 4-5, Hội nghị LHQ đánh giá việc thực thi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) bước sang ngày làm việc thứ hai trong bầu không khí hết sức căng thẳng sau khi nảy sinh căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong ngày làm việc đầu tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục