Với thành phần gồm diễn viên, nghệ sĩ hóa trang và chuyên gia âm thanh, một đội quân đặc biệt của Mỹ đã dàn dựng những trò lừa vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự thế giới.
Một chiếc xe tăng giả do lực lượng đặc biệt số 23 tạo ra. Ảnh: Barcroft. |
Telegraph cho biết, trong suốt nhiều thập kỷ những binh lính từng tham gia “đội quân ma” không được phép nói về những nhiệm vụ kỳ lạ của họ trong Thế chiến thứ hai. Lầu Năm Góc cũng phủ nhận sự tồn tại của đội quân này.
Nhưng giờ đây, sau hơn 65 năm, sự tồn tại của “đội quân ma” vừa được trình bày chi tiết trong một phim tài liệu và một cuộc triển lãm ở Mỹ. Họ được gọi là Lực lượng đặc biệt số 23. Giới chuyên gia quân sự cho rằng “Đội quân ma” đã giúp phe Đồng minh giành thắng lợi trong Thế chiến thứ hai tại châu Âu và cứu mạng hàng chục nghìn người Anh, Mỹ.
Trong 20 lần thực hiện các nhiệm vụ tối mật, lực lượng đặc biệt số 23 chưa từng nổ một phát súng. Tổng số quân trong biên chế gồm khoảng 1.100 người. Họ là nghệ sĩ hóa trang, diễn viên, chuyên gia âm thanh, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, phóng viên. Nhiều người trong số họ từng làm việc ở kinh đô điện ảnh Hollywood.
Suốt 4 năm qua Rick Beyer, một nhà làm phim tài liệu 53 tuổi, đã phỏng vấn 21 người từng phục vụ trong lực lượng đặc biệt số 23 và vẫn còn sống. Ông cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ nảy ra ý định thành lập đội quân ma sau khi thống chế Bernard Montgomery của Anh ra lệnh “sản xuất” những cỗ xe tăng giả bằng gỗ dán để đánh lừa tướng Erwin Rommel của Đức trong trận chiến El Alamein ở phía bắc Ai Cập vào năm 1942.
Cảm thấy ấn tượng trước thành công của quân Anh trong việc đánh lừa quân Đức trên mặt trận Bắc Phi, các tướng lĩnh Mỹ đang có mặt tại Anh trước cuộc đổ bộ Normandy quyết định thành lập một đội quân chuyên đánh lừa của Mỹ. Đơn vị này được thành lập vào năm 1943 và tập luyện trong trại huấn luyện Forrest, bang Mississippi.
Vào tháng 5/1944, lực lượng đặc biệt số 23 tới Anh và đóng quân gần thành phố Stratford-on-Avon. Cùng với quân Anh, họ tạo nên những căn cứ quân sự và sân bay giả trước ngày đổ bộ lên bờ biển Normandy. Mục đích của việc này là khiến quân Đức tin rằng phe Đồng minh sẽ đổ bộ gần thành phố Calais (Anh) hoặc Na Uy chứ không phải Normandy.
8 ngày sau cuộc đổ bộ Normandy, đội quân ma được điều sang Pháp để đánh lừa quân Đức về vị trí và ý đồ của phe Đồng minh.
Bằng cách phát những thông tin “tuyệt mật” qua sóng radio và sử dụng xe tăng, máy bay, xe jeep giả để tạo nên những đội quân hư cấu, họ khiến các máy bay do thám và tình báo Đức tin rằng đó là một đội quân gồm 30.000 người.
Họ ghi âm tiếng nổ của động cơ xe tăng và tiếng ồn của binh sĩ rồi phát lại. Nhờ những thiết bị tối tân nhất thời bấy giờ, lính trinh sát Đức có thể nghe thấy những âm thanh đó ở khoảng cách lên tới 24 km.
“Những âm thanh đó tạo ra cảm giác là một lữ đoàn lớn đang chuẩn bị đánh trận”, Beyer nói.
“Đội quân ma” còn sử dụng những kỹ thuật tương tự để dựng lên một cảng di động giả trên bãi biển Normandy để kéo hỏa lực quân Đức về phía đó trong chiến dịch đổ bộ Normandy. Họ khiến lực lượng phòng thủ của địch ở thành phố Brest, Pháp tin rằng chúng bị bao vây bởi một đội quân đông hơn nhiều. Do tác động của “đội quân ma”, tướng lĩnh Đức cũng tin rằng quân Anh và Mỹ có ý định vượt qua sông Rhine.
Lực lượng đặc biệt số 23 cũng là những chuyên gia trong hoạt động tình báo và gián điệp. Họ thường đóng giả những sĩ quan cao cấp của phe Đồng minh và la cà trong quán rượu ở nhiều thành phố mà quân Đồng minh vừa giành được từ tay quân Đức. Trong những thành phố như thế, quân Đức để lại rất nhiều gián điệp. Những sĩ quan cao cấp giả danh luôn uống rượu tới mức say mèm và để lộ nhiều “thông tin quân sự tối mật” trong các quán. Sau đó những tin tức ấy lọt đến tai các chỉ huy cao cấp của Đức.
“Họ thường nói to về các kế hoạch tác chiến giả trong quán rượu. Thậm chí nhiều người còn tiết lộ thông tin với gái điếm trong nhà thổ. Họ hy vọng những thông tin đó sẽ lan truyền”, Beyer nói.
Những nỗ lực đánh lừa quân Đức đôi khi đẩy các thành viên của “đội quân ma” vào những tình huống hài hước.
“Trong một lần dàn cảnh những xe tăng triển khai đội hình trên một con đường tại Pháp, chúng tôi nhận thấy có một vị trí tốt hơn ở phía bên kia đường. Vì thế 4 người khiêng chiếc xe tăng bằng gỗ dán sang bên đó. Đúng lúc ấy có một người đàn ông Pháp đi tới. Khi nhìn thấy cảnh 4 binh lính vác một xe tăng, anh ta cứ nghĩ mình bị ảo giác”, một cựu thành viên của “đội quân ma” kể với Beyer.
Theo VnExpress
Tình hình Thái Lan vẫn tiếp tục căng thẳng bất chấp Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã phải đưa ra kế hoạch hòa giải được coi là khá nhân nhượng.
Theo BBC, tính đến tối qua 7-5 (giờ VN), Đảng Bảo thủ đã giành được 302 ghế hạ viện, so với 256 ghế của Công Đảng và 56 ghế của Đảng Dân chủ tự do. Dự báo sau khi kết quả kiểm phiếu cuối cùng được công bố, Đảng Bảo thủ cũng sẽ chỉ có 305 ghế, tức còn cần tới 21 ghế nữa mới có được đa số 326 ghế trong hạ viện 650 ghế.
Khi CHDCND Triều Tiên có dấu hiệu đồng ý trở lại đàm phán hạt nhân sáu bên, Hàn Quốc lại từ chối tham gia vì vụ chìm tàu.
Hàn Quốc tuyên bố sẽ không tiếp tục các nỗ lực tái khởi động vòng đàm phán 6 bên về chương trình vũ khí của Triều Tiên, cho đến khi xác định được nguyên nhân khiến chiến hạm Cheonan bị chìm gần vùng biển tranh chấp với Bình Nhưỡng.
Luôn là tâm điểm thu hút sự chú ý của toàn thế giới dịp đại lễ kỷ niệm ngày 9.5 này, nước Nga đã bắt đầu các hoạt động chuẩn bị từ rất sớm và tổng duyệt lần cuối màn trình diễn duyệt binh ngày 6.5 trên quảng trường Đỏ ở thủ đô Mátxcơva.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tuyên bố hôm 6-5 rằng ông sẽ giải tán quốc hội vào tháng 9 – một quyết định đáp ứng đòi hỏi then chốt của phe biểu tình “áo đỏ” – nhưng khẳng định rằng ông chỉ làm như vậy khi họ thôi chiếm đóng trái phép khu thương mại ở Bangkok.