Khi cuộc khủng hoảng chính trị đẫm máu kết thúc, cũng là lúc chính quyền Thái Lan muốn xử lý tận gốc những người hậu thuẫn cho phe áo đỏ. Trong đó, giới thương gia có liên quan đến áo đỏ trở thành mục tiêu hàng đầu.
Phần lớn người biểu tình chống chính phủ hiện nay ở Thái Lan là cư dân các vùng quê nghèo, nơi tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra còn rất cao. (Ảnh: Getty) |
Doanh nhân Thái Lan Prayudh Mahagitsiri, người có tài sản trị giá nhiều tỉ baht Thái, giờ đây đã trở thành cái tên số 21 trong danh sách mới nhất những người tài trợ cho lực lượng áo đỏ. “Danh sách đen” do trung tâm giải quyết tình huống khẩn cấp Thái Lan lập, nhằm xử lý triệt để cuộc khủng hoảng chính trị được cho là nghiêm trọng nhất kể từ khi chính phủ quân chủ lập hiến Thái Lan được thành lập năm 1932 đến nay.
Cùng với ông Prayudh là 151 người gồm luật sư, doanh nhân, chính trị gia… bị cáo buộc đã cung cấp tài chính cho lực lượng áo đỏ trong cuộc bạo loạn vừa qua. Theo đó, toàn bộ tài khoản của những người này sẽ bị đóng băng và họ phải cung cấp chi tiết cho chính quyền đương nhiệm về tất cả các giao dịch kể từ ngày 01.09 năm ngoái đến nay.
Trong khi nhiều người cho rằng cuộc đấu tranh vừa qua là cuộc xung đột giữa thành phần nghèo khổ trong xã hội với lực lượng tinh hoa của đất nước Thái Lan. Tuy vậy, chính quyền cho rằng vẫn có những “tinh hoa” ngấm ngầm ủng hộ cho lực lượng áo đỏ. Chính vì thế, chính quyền muốn giải quyết tận gốc rễ của những cuộc phản kháng, và một số doanh nhân trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra. Cũng có người cho rằng những biện pháp trên có động cơ cạnh tranh trong kinh doanh. Theo ông Chris Baker, một công dân lâu năm ở Bangkok và là đồng tác giả của một cuốn sách gần đây nói về cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra: “Đây là một cuộc xung đột ý thức hệ lẫn lộn với cuộc xung đột lợi ích kinh doanh. Cạnh tranh trong kinh doanh vẫn luôn lẫn lộn với cạnh tranh chính trị”.
Còn theo ông Thitinan Pongsudhirak, giáo sư khoa học chính trị tại đại học Chulalongkorn: “Họ đang thắt chặt sợi dây thòng lọng”. Ông Pongsudhira cho rằng điều này khiến mọi người sợ hãi và tự hỏi: “Ai là người tiếp theo?”. Ông Noppadon Pattama, cựu bộ trưởng ngoại giao, có tài khoản ngân hàng cũng đang bị chính quyền đóng băng, chỉ trích những cuộc điều tra tài chính hiện tại “mang động cơ chính trị”.
Hơn hai mươi công ty, hầu hết thuộc quyền sở hữu của những người có quan hệ mật thiết với ông Thaksin, cũng đang bị điều tra. Cũng như những người thuộc danh sách đen ở trên, những người này bị cấm thực hiện các giao dịch tài chính, chứng khoán, bảo hiểm mà không có giấy phép của chính phủ. Bản thân ông Thaksin cũng đang bị chính quyền của thủ tướng Abhisit đề nghị interpol truy nã trên toàn cầu với tội danh khủng bố. Nhưng interpol đang xem xét tính pháp lý của đề nghị và nói rằng họ sẽ không thực hiện bất cứ hành động truy bắt nào vì động cơ chính trị.
Tất nhiên, phía chính phủ thì cho rằng họ không hề có động cơ chính trị. Panitan Wattanayagorn, một phát ngôn viên của chính quyền và có thời gian dạy về khoa học chính trị tại đại học Johns Hopkins, nói rằng cuộc điều tra tài chính không phải là “công cụ cho cuộc xung đột chính trị”, nhưng đó là cách để “phản ứng lại đe dọa an ninh”. Ông Panitan nói thêm: “Những người không có gì phải che dấu thì chẳng phải lo lắng”. Chính quyền dẫn chứng rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy họ từng sai lầm đối với danh sách đen các công ty bị đóng cửa cách đây một năm.
Sean Boonpracong, một người vừa bị quân đội thẩm vấn trong tuần qua, nói rằng người biểu tình nhận từ “những người bạn của Thaksin” số tiền 130.000 USD mỗi ngày để mua lương thực, nhiên liệu và máy phát điện cùng những thứ khác. Nhưng ông cho rằng không hề có đồng nào được chi để mua vũ khí, và ý tưởng trang bị vũ trang cho một nhóm áo đỏ cũng bị khước từ.
Chính quyền lo ngại nếu cuộc bầu cử được thực hiện sớm hơn và những người ủng hộ sẽ lại mở cửa cho ông Thaksin quay lại nếu những “thân hữu” của ông Thaksin giành được chính phủ. Nhưng trớ trêu thay, chính những người bị cho là ủng hộ cho cánh áo đỏ, lại là những người bị thiệt hại lớn trong cuộc khủng hoảng chính trị vừa qua. Điển hình như Panlert Baiyoke, chủ sở hữu khách sạn Baiyoke Sky cao 88 tầng có 658 phòng, chịu ế ẩm đến mức chỉ có một khách trọ vào tuần trước và tuần này mới được 20. Hay văn phòng của ông Prayudh Mahagitsiri, vốn là đối tác sản xuất café pha sẵn của Nestle tại Thái Lan, bị đốt cháy khi những người biểu tình phá hoại trung tâm thương mại Central World.
Theo Vnn
Hàn Quốc hôm qua đã chính thức yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên vì vụ chìm tàu chiến Cheonan mà Seoul nói là bị tàu ngầm của Triều Tiên tấn công, bất chấp đe dọa trả đũa từ phía Bình Nhưỡng.
“Tình hình hiện nay trên bán đảo Triều Tiên nghiêm trọng đến mức một cuộc chiến có thể bùng nổ bất cứ lúc nào” - một quan chức ngoại giao cấp cao của Triều Tiên tại Geneva hôm qua cảnh báo
Tuần dương hạm gắn tên lửa Varyag sẽ dẫn đầu Hạm đội Thái Bình Dương của Nga lên đường thăm Mỹ ngày mai.
Đó là Phó Thủ tướng Naoto Kan l Cử tri Nhật Bản bày tỏ phản ứng lẫn lộn về quyết định từ chức thủ tướng của ông Yukio Hatoyama
Theo Novosti, Viện Y tế và Sinh học Mátxcơva cho biết “chuyến bay” thám hiểm sao Hỏa kéo dài 520 ngày đã bắt đầu vào ngày 3-6. Cuộc thí nghiệm được tiến hành qua 3 giai đoạn với 6 người sống trong khoang tàu Mars-500.
Trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên gia tăng căng thẳng chung quanh vụ tàu chiến Chơ-nan của Hàn Quốc bị đánh chìm vì trúng ngư lôi.