Lực lượng an ninh đặc biệt của Nga đã lập được một chiến công vang dội và hiếm thấy khi họ bắt sống được Ali Taziev có biệt danh Magas - một trong những lãnh đạo quan trọng nhất của tập đoàn phiến quân đòi ly khai Bắc Cavcaz ra khỏi Liên bang Nga.
Chỉ duy nhất chiến dịch này đã được Tổng thống Nga Dimitri Medvedev phong tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang Nga, các cán bộ khác tham gia sứ mệnh này cũng được nhận phần thưởng xứng đáng với một chiến công hiếm thấy tại Bắc Cavcaz trong suốt nhiều năm qua. Năm 1998, Taziev, 24 tuổi, phục vụ trong biên chế đặc biệt thuộc Bộ Nội vụ Nga và được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ bà Valeria Phacheeva - một doanh nhân thành đạt và vợ của cố vấn cao cấp cho Tổng thống nước Cộng hòa Inguxechia, đồng thời bà cũng là mục tiêu của nhiều lần bị bắt cóc không thành của phiến quân Bắc Cavcaz nhằm đòi tiền chuộc. Vào tháng 1/1998, chiếc xe chở bà Valeria cùng 2 vệ sỹ bị rơi vào ổ phục kích của phiến quân tại trung tâm khu vực Nazrany. Bọn bắt cóc đã làm bị thương vệ sỹ Janding và dí súng vào đầu Taziev, buộc Taziev phải lái xe chở con tin theo chúng về căn cứ. Năm 2000, lực lượng đặc nhiệm Nga đã thành công trong chiến dịch giải cứu bà Valeria và nhận diện ra xác của Janding, còn Taziev bị xem là mất tích trong chiến tranh. Sáu năm sau, lực lượng an ninh Nga mới ngã người ra khi phát hiện trùm khủng bố khét tiếng có tên Magomed Evloev với biệt danh Magas không ai khác chính là Thượng sỹ Taziev đã bị mất tích. Sự thật là Taziev đã ấp ủ ý đồ nổi loạn khi đang phục vụ trong lực lượng an ninh Nga. Cho nên ngay sau khi bị bắt cóc cùng con tin, y đã nhanh chóng gia nhập hàng ngũ phiến quân do Abu Valid lãnh đạo. Do được nhà nước Nga đào tạo bài bản trong Học viện Cảnh sát và "thuộc làu" các chiến dịch, chiến thuật của quân đôi Nga tại chiến trường Bắc Cavcaz nên y đã trở thành khét tiếng khắp chiến trường. Vì thế từ vị trí cố vấn cho chủ, chỉ trong một thời gian ngắn y đã leo lên cấp bậc chỉ huy cao cấp nhất của đơn vị "Imarat Cacaz" có lính đánh thuê nước ngoài tham chiến. Theo thứ bậc, y chỉ dưới trướng tướng Docu Umarov tại chiến trường Inguxechia. Taziev đã chỉ huy và trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch gây tổn thất rất lớn về người và vật chất cho quân đội Nga. Trong đó có các vụ tập kích vào lực lượng Liên bang tại Chech-nhi vào tháng 5/2003, tại Nazran vào mùa hè năm 2004. Đặc biệt y bị nghi vấn là thủ phạm gây ra vụ thảm sát kinh hoàng tại trường học ở Beslana vào tháng 9/2004 khiến cho 330 học sinh và phụ huynh thiệt mạng và 500 người khác bị thương. Ngoài ra an ninh Nga cho rằng y là đồng "tác giả" trong hai vụ khủng bố xe bus tại Stavropol cũng như chiến dịch bắt cóc người nhà cựu Tổng thống Inguxechia Murat Ziazicov. Tội ác mới nhất của tên này là vào mùa hè 2009 đã tổ chức cuộc đột kích hết sức táo tợn vào trụ sở Bộ Nội vụ Liên bang đóng tại Nazranhi khiến cho 25 sỹ quan bị thiệt mạng và hàng trăm người khác mang tật suốt đời. Chưa hết, y là thủ phạm chính trong kế hoạch ám sát Tổng thống Inguxechia Yunus-Baca Evcuroc khiến cho nước Cộng hòa này phải tổng động viên nhân lực tham gia chiến dịch cứu nạn người bị thương lớn chưa từng có trong lịch sử. Tất cả những điều đó đã buộc cơ quan an ninh Nga phải đặt mọi sự ưu tiên trong nhiệm vụ tiêu diệt bằng được Taziev để ngăn chặn mối hiểm họa khó lường trong tương lai. Về phần mình, ý thức được nhân quả "nợ máu phải trả bằng máu", nên Taziev thường đội lốt "ve sầu hóa xác" để thoát thân trong các chiến dịch săn lùng của cơ quan an ninh Liên bang. Rút kinh nghiệm về những cái chết thê thảm của các tên trùm khủng bố khác do sử dụng điện thoại di động nên bị vệ tinh Nga phát hiện và dẫn đường cho tên lửa hành trình đánh vào hang ổ, nên Taziev thực hiện phương châm "đi không dấu vết, nấp không thấy bóng". Y thường mang trong mình áo ngắn chứa chất nổ để thà tan xác với an ninh Nga, chứ quyết không bị bắt sống. Sau nhiều lần thử nghiệm các phương án công nghệ cao nhằm tiêu điệt tên trùm khủng bố này bị thất bại, lực lượng đặc nhiệm Nga đã quay lại sử dụng phương án 'truyền thống"- đánh người sang hàng ngũ địch và cuối cùng họ đã thành công. Ngày 9/6/2010, Taziev bị bắt sống tại một địa điểm bí mật mà y đã chọn để gặp đồng bọn chuẩn bị cho kế hoạch gây tội ác mới. Cuộc bắt giữ này diễn ra hết sức mau lẹ, không một tiếng súng, không một ai bị thương. Cùng ngày, y đã bị dẫn độ về Moskva để đảm bảo chắc chắn rằng không có một nguy cơ dù là nhỏ nhất khiến y bị đồng bọn thủ tiêu, bởi Taziev là nguồn thông tin vô giá và nếu khai thác được thì việc vô hiệu hóa lực lượng lãnh đạo cũng như phong trào ly khai tại Bắc Cavcaz sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với quân đội và lực lượng an ninh Nga Theo CAND
Người đứng đầu quân lực Hàn Quốc đã vắng mặt tại nhiệm sở vào đêm 26/3, khi xảy ra sự cố chiến hạm Cheonan bị chìm, rồi tìm cách che đậy sự kiện này - các nhà điều tra của chính phủ ở Hàn Quốc tiết lộ.
“Gần 60 triệu người sống xung quanh dãy núi Himalaya sẽ không đủ lương thực để sống trong vài thập kỷ tới khi các sông băng bị nóng chảy và nguồn nước cung cấp cho mùa màng bị khô hạn”. Đó là nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Hà Lan vừa được đăng trên tờ Science. Kết luận này đã giảm mức độ cảnh báo của LHQ cách đây vài năm, theo đó hàng trăm triệu người có thể bị đói.
Hãng AFP dẫn nguồn tin Bộ Y tế Kyrgyzstan ngày 11-6 thông báo ít nhất 39 người chết, hơn 500 người bị thương trong cuộc bạo động kéo dài từ tối 10-6 đến ngày 11-6 tại miền Nam Kyrgyzstan.
Hôm 9/6, tức 2 ngày sau khi trở về Moskva, nhóm chuyên gia điều tra của Nga về vụ đắm tàu Cheonan đã đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược với bản kết luận điều tra trước của nhóm điều tra liên quốc gia do Mỹ và Hàn Quốc đứng đầu.
Đặc phái viên Trung Quốc tại Trung Đông Vũ Tư Khắc ngày 10/6 cho biết Bắc Kinh đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Iran thông qua con đường ngoại giao.
Hãng Ria Novosti đưa tin, ngày 10-6, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã bắt đầu chuyến công du đến Pháp nhằm thảo luận tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, năng lượng. Thủ tướng Putin sẽ tham dự lễ khai mạc Hội chợ quốc gia Nga tổ chức vào ngày 11-6, một sự kiện nhân Ngày Văn hóa Nga tại Pháp.