Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates hôm qua cho hay các thông tin tình báo cho thấy Iran rất có thể có khả năng tấn công châu Âu bằng “hàng chục và thậm chí hàng trăm” tên lửa, khiến chính quyền Obama phải quyết định triển khai hệ thống phòng thủ ở khu vực này.

 

 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates

Viện dẫn các đe doạ tên lửa ngày càng lớn của Iran, hồi tháng 9 năm ngoái, Mỹ đã công bố kế hoạch kết hợp hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất và trên biển trong và quanh các đồng minh NATO tại châu Âu và những kế hoạch này được triển khai theo “hướng thích ứng dần dần”.

 

“Một trong những nhân tố tình báo khiến chúng tôi đi đến quyết định về cách tiếp cận thích ứng dần dần là phát hiện: nếu Iran có thể phóng được tên lửa tấn công châu Âu, thì cuộc tấn công đó không chỉ là một hoặc hai tên lửa…mà là hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm”, ông Gates cho biết tại một phiên điều trần trước quốc hội.

 

Ông Gates tự tin cho rằng việc triển khai các tên lửa đánh chặn tiên tiến sẽ “cho chúng ta khả năng bảo vệ quân đội, căn cứ, các cơ sở của chúng ta và cả các đồng minh của chúng ta ở châu Âu”.

 

Ông Gates cũng cho rằng các hệ thống tên lửa đánh chặn này phải được hoàn thiện vào khoảng năm 2020, không chỉ vì mối đe doạ tên lửa từ Iran, Triều Tiên mà “tới năm 2020 chúng ta sẽ còn thấy mối đe doạ từ các nước khác nữa, đặc biệt là nếu chúng ta không ngăn cản được Iran phát triển vũ khí hạt nhân”.

 

Người Nga “ghét”

 

Trước đó, cũng trong buổi điều trần, ông Gates đã tìm cách xoa dịu mối lo ngại của Nga về cách tiếp cận mới của Mỹ về phòng thủ tên lửa tại châu Âu, hạ thấp khả năng đối phó của các hệ thống này đối với một cuộc tấn công quy mô của Nga.

 

“Hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng tôi không có khả năng chống lại kho vũ khí lớn, tối tân của Liên bang Nga. Vì vậy, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không và sẽ không ảnh hưởng tới khả năng phòng thủ chiến lược của Nga”, ông Gates cho hay.

 

“Người Nga biết hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng ta được thiết kế để đánh chặn một số giới hạn các tên lửa đạn đạo của các nước như Iran hay Triều Tiên”.

 

Tuy nhiên, chính quyền Obama cũng loại bỏ khả năng Nga tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa cùng với Mỹ.

 

Ông Gates cho hay: “Không có sự “gặp gỡ” trong suy nghĩ về vấn đề phòng thủ tên lửa. Người Nga ghét nó. Họ đã ghét nó từ cuối những năm 1960. Họ sẽ luôn luôn ghét, hầu như bởi chúng ta sẽ xây dựng hệ thống này còn họ sẽ không”.

 

Các cơ quan tình báo Mỹ từ lâu đã cảnh báo về mối đe doạ tên lửa ngày càng lớn của Iran và cho rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nên được “phủ” khắp châu Âu cho tới năm 2018.

 

Nỗ lực tốn kém nhiều tỷ đô la Mỹ đã được thiết kế nhằm ngăn chặn tên lửa của Iran, những tên lửa mà giới chức Mỹ cho rằng có thể mang đầu đạn hạt nhân, sinh học hoặc hoá học.

 

Theo ước tính của Mỹ, Iran có khả năng sản xuất đủ nhiên liệu cấp độ bom cho một đơn vị vũ khí nguyên tử trong vòng chỉ một năm nữa. Tuy nhiên họ có thể cần đến 3-5 năm để triển khai một quả bom nguyên tử “có thể dùng được”.

 

 

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thủ lĩnh áo đỏ Jatuporn Prompan (giữa) trao đổi với các nhà báo tại Toà án Hình sự Bangkok hôm 15.6.

Cuộc chiến đòi BP bồi thường không đơn giản

Trong bài phát biểu đầu tiên tại phòng Bầu dục tối 15-6 (sáng 16-6 giờ VN), Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết chính quyền Washington sẽ buộc Hãng dầu khí BP trả tiền bồi thường hậu quả thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico.

Mỹ - Hàn củng cố hợp tác chống tàu ngầm Triều Tiên

Hải quân Hàn Quốc và Mỹ hôm qua đã nhất trí tăng cường hợp tác để chống các cuộc tấn công trên biển của CHDCND Triều Tiên, báo chí Hàn Quốc dẫn lời các quan chức hải quân cho hay.

Ngắm tàu ngầm nguyên tử “độc nhất vô nhị” của Nga

Sau một thời gian trì hoãn vì lý do kinh tế và kỹ thuật, hôm qua, Nga đã hạ thủy tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới Severodvinsk mà theo các chuyên gia Nga là trên thế giới không có tàu ngầm tương đương.

Thủ tướng Nhật cam kết không viếng Đền Yasukuni

Tân Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 15/6 tuyên bố ông sẽ không viếng Đền Yasukuni trong thời gian cầm quyền.

Thái Lan: Các lãnh đạo biểu tình đối mặt với án tử

11 người đứng đầu các cuộc biểu tình đẫm máu, chống chính phủ Thái Lan hồi tháng 5 có thể phải đối mặt với án tử hinh sau khi bị buộc tội khủng bố ngày hôm qua (15/6).

LHQ báo động về bạo lực ở Kyrgyzstan

Ngày 14/6, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng bạo lực sắc tộc ngày càng gia tăng ở miền Nam Kyrgyzstan. Ít nhất 117 người đã thiệt mạng trong 3 ngày đụng độ giữa người thiểu số Uzbekistan và người Kyrgyzstan ở thành phố Osh, miền Nam nước này cùng một số vùng lân cận. Nga đã buộc phải cử một toán lính dù gồm 150 người tới bảo vệ căn cứ không quân tại miền Bắc Kyrgyzstan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục