Theo nhận định của Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí The Economist (Anh) ngày 27-7 dự báo mức tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á (trừ Nhật Bản) trong năm 2010 có thể đạt 7,5%. Châu Á dường như đã thoát khỏi suy thoái khi hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều đạt mức tăng trưởng cao, thậm chí một số nước đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục.

Nếu nền kinh tế toàn cầu lại rơi vào suy thoái trong năm 2011, châu Á sẽ ứng phó tốt hơn so với những gì đã thể hiện trong cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính vừa qua.

EIU cho rằng có nhiều yếu tố thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của châu Á như: xuất khẩu tăng, đặc biệt là giữa các nước trong khu vực; các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ; dự trữ hàng trong kho tăng trở lại. Tuy nhiên, EIU cho rằng đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế của khu vực châu Á đang chậm lại.

Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á giảm xuống mức bền vững là điều tốt bởi sự tăng trưởng quá nhanh cộng với chính sách tiền tệ được nới lỏng đã tạo ra những lo ngại về việc bong bóng tài sản đang hình thành cả trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản ngày 28-7 “khởi sắc” trước thông tin tốt về lợi nhuận của các công ty lớn.

Trước những lo ngại về việc châu Á sẽ bị tác động từ cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, các nhà đầu tư nhiều khả năng sẽ bán tài sản ở các thị trường đang nổi có rủi ro, trong đó có châu Á, để mua trái phiếu của Mỹ và Đức ít rủi ro hơn, EIU cho rằng sự phục hồi kinh tế của châu Á là mạnh mẽ và lòng tin của các nhà đầu tư đối với khu vực này vẫn ở mức cao.

Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vững chắc cũng sẽ giúp các nước châu Á có điều kiện hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong trường hợp xuất khẩu suy giảm trở lại. Mặc dù điều kiện tài chính đã xấu đi trong vài năm qua, nhưng hầu hết các nền kinh tế châu Á vẫn đủ khả năng tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế nếu cần. Ngoài ra, các ngân hàng ở châu Á đều trong điều kiện vững chắc, không nắm nhiều nợ của các nước phát triển đang gặp khó khăn như Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha.

Theo các chuyên gia tại Ngân hàng Thương mại toàn quyền Canada (CIBC), nguy cơ khủng hoảng kép xuất hiện tại Mỹ và Canada ít có khả năng xảy ra, ít nhất là trong vòng 2 quý tới. Tuy nhiên, cũng theo CIBC, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Canada sẽ chậm lại trong vòng 6 tháng tới do các lĩnh vực như tín dụng, lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp chưa có dấu hiệu cải thiện. 

                                                                                        Theo SSGGP

Các tin khác


Các quần thể cá nước ngọt di cư giảm hơn 80% kể từ năm 1970

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm hơn 80% kể từ năm 1970.

Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục