Tại Nhật Bản, từ trước đến nay con đường vào chính trị chỉ mở ra cho những ai xuất thân từ tầng lớp quyền quý. Nhưng Học viện Quản lý và Điều hành Matshushita (MIGM) đang mở ra một con đường khác cho những người muốn lãnh đạo nước Nhật.

 

 
 
Tượng Konosuke Matshushita - người sáng lập MIGN, ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật Bản.

MIGM là học viện tư nhân đào tạo những nhà chính trị mới cho Nhật Bản với chương trình “Thay đổi nước Nhật”. Matshushita là tên của ông Konosuke Matshushita (1894-1989), người sáng lập hãng điện tử lừng danh của Nhật Bản Panasonic. Năm 1980, ông Matshushita đã dùng một phần tài sản riêng, trị giá 7 tỷ yên (gần 83 triệu USD), và cùng với 5 tỷ yên (59 triệu USD) đầu tư của hãng Panasonic để sáng lập nên học viện MIGM.

Hiện tại, MIGM thu nạp rất ít học viên và được coi là một trong các trường được xếp hạng cao tại Nhật Bản. Cùng với các đại học Tokyo và Keio, MIGM là sự lựa chọn hàng đầu với những ai muốn tham gia vào chính trường Nhật Bản.

Cuộc sống hàng ngày và những thử thách đối với các học viên của học viện này: Học viên phải dậy từ sáu giờ sáng, dọn dẹp vệ sinh, và chạy 3km, học môn đấu kiếm cổ truyền, bất kể trời nóng bức, còn buổi chiều phải nhổ cỏ trên ruộng lúa. Trong chương trình học, có mục làm việc trên tàu đánh cá vào ban đêm và chạy bộ 100 km trong vòng 24 giờ.

Đấu kiếm, làm nông, rèn sức chịu đựng, và đồng thời cả nghệ thuật trà đạo và thiền định. Chương trình học tập cũng bao gồm các tranh luận và các môn học khác. Mục tiêu duy nhất của Học viện Matshushita là giúp học viên “hiểu được truyền thống và văn hóa để gia nhập vào nền chính trị và làm thay đổi nước Nhật”.
 
Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao Nhật Bản, ông Koichi Takemasa (phải), một cựu học viên thuộc các khóa đầu của MIGM

Tại Nhật Bản, từ trước đến nay con đường đi vào chính trị chỉ mở ra cho những ai xuất thân từ tầng lớp quyền quý, và giới chính trị là bộ phận kém cỏi nhất của tam giác quyền lực, mà hai đỉnh còn lại là giới doanh nghiệp và giới quản lý hành chính cao cấp. Có thể thấy sự bất ổn trong chính giới Nhật Bản hiện nay đang ở mức độ rất cao, với việc 5 thủ tướng thay nhau mất chức trong vùng 4 năm gần đây.

Trong bối cảnh đó, học viện MIGM mở ra một con đường mới cho những người muốn lãnh đạo nước Nhật bằng một lối đi khác.

Học viên Kiyohiro Katayama, 36 tuổi - được tuyển chọn rất ngặt nghèo cùng với 5, 6 người khác trong tổng số 200 ứng cử viên khóa này - tỏ ra rất tin tưởng vào con đường đã chọn. Là cựu công chức tại một tòa thị chính, học viên này muốn, sau khi kết thúc đào tạo ở đây, tạo lập nên một thành phố mẫu mực, để từ đó nhân rộng mô hình này trên toàn quốc.

Còn một học viên khác, là bác sĩ, cho biết ông muốn học để thay đổi hệ thống y tế Nhật Bản.

Trong số 200 học viên tốt nghiệp học viện MIGM, 38 người đã được bầu vào nghị viện. Một số điều hành các thành phố lớn, cũng có những người phụ trách các cơ quan quản lý cấp tỉnh. Hai bộ trưởng trong chính phủ hiện nay xuất thân là học sinh trường này.

Theo Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao trong chính phủ Nhật Bản, ông Koichi Takemasa, một cựu học viên thuộc các khóa đầu của MIGM, các cựu học viên của học viện MIGM có quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo nên một giới tinh hoa trong nền chính trị Nhật Bản.

Uy tín của MIGM đã vượt qua biên giới Nhật Bản. Nước Pháp đã hỗ trợ để 3 sinh viên theo các khóa thực tập 6 tháng tại đây.

 

                                                                                     Theo DanTri

Các tin khác


Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục