Tòa án Campuchia vừa đưa ra các cáo buộc tội danh đối với 4 tên trùm Khmer Đỏ còn sống, chuẩn bị cho phiên tòa diệt chủng thứ hai sẽ diễn ra năm sau.

 
Từ trái sang phải: Nuon Chea, phó chủ tịch đảng của Pol Pot; cựu chủ tịch nước Khieu Samphan; cựu thủ tướng Ieng Sary và vợ Ieng Thirith, cựu bộ trưởng Nội vụ. Ảnh: AP.

Phiên tòa sẽ bắt đầu vào giữa năm sau. Bốn trùm Khmer Đỏ ra hầu tòa lần này là Nuon Chea, 84 tuổi, phó chủ tịch đảng của Pol Pot; cựu chủ tịch nước Khieu Samphan, 79 tuổi; cựu thủ tướng Ieng Sary và vợ Ieng Thirith, cựu bộ trưởng Nội vụ, đều hơn 80.

Mỗi người sẽ đối mặt với bốn cáo buộc là tội ác chống lại loài người, diệt chủng, tội ác chiến tranh và một cáo buộc kết hợp tội giết người, tra tấn và hành quyết. Lệnh truy tố đã được ký hôm qua.

"Đây là một tin tốt, nhưng vấn đề là thời gian", CNN dẫn lời Theary Seng, chủ tịch Trung tâm công lý và hòa giải, phát biểu. "Đây chỉ là một dấu hiệu cho công chúng thấy rằng phiên tòa vẫn tồn tại và hoạt động".

Hồi tháng 7, Kaing Guek Eav, biệt danh Dutch, giám đốc nhà tù khét tiếng S21, bị kết án 19 năm tù, sau khi trừ đi thời gian bị giam giữ trước đó. Dutch là bị cáo đầu tiên của chế độ Khmer Đỏ bị đưa ra xét xử. Y bị cáo buộc gây ra cho cái chết của khoảng 16.000 tù nhân của S21. Chỉ 14 người còn sống sót ra khỏi nhà tù này khi Campuchia được giải phóng.

Phải mất 10 năm và khoảng 100 triệu USD để thành lập một tòa án đặc biệt do Liên Hợp Quốc bảo trợ để xét xử những kẻ đứng đầu chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Tuy nhiên, phiên tòa này cũng chịu nhiều sự chỉ trích từ phía dư luận. Mức án của tòa đưa ra với Dutch được cho là quá nhẹ, khiến dư luận Campuchia, đặc biệt là những nhân chứng còn sống sót từ S-21 và người thân của những người đã chết, nổi giận.

Khoảng 1,7 triệu người, bằng gần một phần tư dân số Campuchia, chết trong giai đoạn Khmer Đỏ cầm quyền từ 1975-1979. Họ chết vì dịch bệnh, bị bỏ đói, lao động khổ sai và bị hành quyết.

Theo VnExpress

 

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục