Chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc.
Cảnh sát Nhật Bản đang lên kế hoạch bắt giữ một nhân viên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (JCG) vì người này đã tung đoạn băng ghi hình vụ va chạm giữa tàu đánh cá Trung Quốc với tàu tuần tra của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku, phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, hồi đầu tháng Chín.
Chỉ huy JCG Hisayasu Suzuki ngày 10/11 đã thông báo vắn tắt trước Ủy ban Ngân sách Hạ viện rằng một nhân viên của lực lượng này thú nhận với thuyền trưởng tàu tuần tra Uranami là chính anh ta đã tung đoạn băng ghi hình trên lên mạng Internet. Được biết, tàu Uranami hiện đang trên đường trở về cảng Kobe.
Nhân viên trên đã thú nhận sau khi các nhà điều tra phân tích những dữ liệu thu được từ Youtube LLC - một đơn vị của Tập đoàn Google - và phát hiện đoạn băng hình bị rò rỉ được đưa lên mạng từ một máy tính cá nhân tại một quán càphê Internet gần trụ sở Văn phòng JCG ở Kobe.
Các nhà điều tra sẽ tiếp tục phân tích các bản ghi tên khách hàng sử dụng Internet và băng ghi hình của quán cà phê Internet trên để xác định rõ xem nhân viên trên có phải là người đã đưa đoạn băng lên mạng hay không.
Nếu đúng là nhân viên trên đưa đoạn băng hình lên mạng, các nhà điều tra sẽ phải xác minh làm thế nào anh ta có đoạn băng ghi hình đó vì Văn phòng JCG Kobe không tham gia các cuộc điều tra của cảnh sát về vụ va chạm giữa tàu đánh cá Trung Quốc với tàu tuần tra của Nhật Bản.
Băng ghi hình trên được lưu giữ tại các văn phòng của JCG ở Ishigaki và Naha, đều ở Okinawa, và cách Kobe 1.500km.
Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshito Sengoku cùng ngày cho biết chính Chỉ huy JCG Suzuki - mà không phải là các thành viên Nội các - phải chịu trách nhiệm về vụ rò rỉ này.
Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan lại có quan điểm thận trọng hơn sau khi có tin đã tìm ra thủ phạm của vụ rò rỉ trên.
Ông Kan cho rằng cần phải làm rõ nguyên nhân vụ việc sau đó mới đến quy trách nhiệm cho ai, đồng thời yêu cầu các bộ quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin và siết chặt các quy định đối với nhân viên./.
Theo TTXVN
Khoảng 20.000 người đã dự một cuộc tuần hành gần Tòa Thị chính Seoul hôm 7-11. Cảnh sát Hàn Quốc hôm 8-11 cho biết đã bắt giữ 4 người trong các cuộc tuần hành chống toàn cầu hóa diễn ra ở thành phố Seoul một ngày trước đó. Theo hãng tin Reuters, khoảng 20.000 người đã dự một cuộc tuần hành gần Tòa Thị chính Seoul hôm 7-11 để phản đối Hội nghị Cấp cao nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sắp tới.
Đông Á sau hội nghị thượng đỉnh có một chút hứa hẹn và đôi chút tác động tập thể. Những nỗi niềm riêng vẫn cứ va chạm nhau là các tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và biển Đông. Một cú va chạm thế lực như tại Hội nghị ARF tháng 7 đã không tái diễn.
Phát biểu trong cuộc hội đàm hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho rằng mối quan hệ giữa Washington và Delhi sẽ là một trong những quan hệ đối tác định hình thế kỷ 21.
Theo hãng thông tấn Nga ITAR-TASS, ngày 7/11, gần 2.500 người tham gia cuộc diễu hành lễ hội do Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) tổ chức tại trung tâm thủ đô Mátxcơva của Nga để kỷ niệm 93 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
Sáng 7.11, cử tri Myanmar đã đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lịch sử, lần đầu tiên trong 20 năm qua. Cuộc bầu cử quốc hội liên bang và cơ quan lập pháp các cấp ở Myanmar lần này thu hút sự quan tâm của thế giới, đặc biệt là của các nước thành viên ASEAN.
Sau châu Phi và châu Mỹ Latin, nơi các tập đoàn lớn của mình đứng chân để khai thác nguồn nguyên liệu của hai châu lục này, giờ đây Trung Quốc đang bắt đầu cuộc tiến công chiến lược vào châu Âu với việc đầu tư vào những công trình cơ sở hạ tầng khổng lồ với “giá bỏ thầu bất khả đánh bại”.