Đụng độ giữa các nhóm quân nổi dậy người thiểu số và lực lượng quân đội chính phủ đã khiến khoảng 20.000 người Myanmar tại khu vực biên giới với Thái Lan chạy tị nạn sang nước láng giềng.

Người Myanmar tị nạn đã chạy sang Thái Lan vì xung đột vũ trang - Ảnh: Reuters

Sự kiện này xảy ra ngày 8-11, ngay sau cuộc bầu cử diễn ra cuối tuần trước.

AP mô tả “các bà mẹ bế con và những người đàn ông cõng các cụ già trên lưng” chạy khỏi Myanmar khi chiến sự leo thang ở nhiều điểm dọc theo biên giới Thái Lan làm ít nhất 10 người bị thương.

Trong những cuộc đụng độ dữ dội nhất, lực lượng nổi dậy Karen đã chiếm được một đồn cảnh sát và một bưu điện ngày 7-11 ở thị trấn biên giới phía bắc Myawaddy. Đọ súng kéo dài tới trưa ngày 8-11.

Một số vụ đụng độ lẻ tẻ khác xung quanh khu vực này cũng đã nổ ra, theo lời một quan chức người Thái Lan ở khu vực biên giới, Chamras Jungnoi.

Vào cuối ngày 8-11, tiếng đạn pháo đã ngưng và quân đội chính phủ đã kiểm soát hoàn toàn Myawaddy.

Một người lính quân đội Thái đeo rocket đi lại tại Mae Sot - Ảnh: Reuters

“Ít nhất 15.000 người tị nạn đã băng qua biên giới đông Myanmar vào miền bắc Thái Lan kể từ sáng nay” - Andreij Mahecic, người phát ngôn của cơ quan phụ trách người tị nạn của Liên Hiệp Quốc, nói với AP.

Cơ quan này đang cung cấp lều bạt và các nhu yếu phẩm cho nạn dân. Họ tiếp tục đổ sang Thái Lan vào tối 8-11 và một số nguồn tin độc lập nói số người tị nạn có thể lên đến 20.000.

Đại tá Wannatip Wongwai, Tư lệnh quân khu ba của Thái Lan, nói ông cố gắng hỗ trợ những người tị nạn, nhưng không thể duy trì lâu do họ quá đông. “Ngay khi tình hình được kiểm soát trở lại (ở Myawaddy), chúng tôi sẽ đưa các người tị nạn trở lại Myanmar”, ông nói với AP.

Đảng Đoàn kết và phát triển sẽ thắng?

Về tình hình bầu cử, truyền thông nhà nước Myanmar cho hay Ủy ban bầu cử ngày 8-11 công bố 40 ứng viên được chính quyền ủng hộ đã thắng cử, nhưng cho đến giờ chưa có kết quả chính thức nào được công bố và cũng không có lịch trình công bố kết quả.

Một nhà sư đứng trước đám đông người Myanmar tị nạn đã chạy sang Thái Lan vì xung đột vũ trang

Các nhà phân tích cho rằng Đảng Đoàn kết và phát triển được chính quyền ủng hộ chắc chắn sẽ thắng lớn. Đảng này có 1.112 ứng viên ra tranh cử cho 1.159 ghế ở quốc hội gồm hai viện và 14 cơ quan lập pháp địa phương.

Đảng lớn nhất trong số còn lại, Lực lượng dân chủ quốc gia (NDF), chỉ tranh cử 164 ghế. Hiến pháp cũng quy định 25% số ghế ở quốc hội sẽ do các nhân vật trong quân đội nắm giữ.

Đảng NDF, do các thành viên chủ chốt thuộc Liên đoàn dân chủ quốc gia của bà Aung San Suu Kyi thành lập, cáo buộc đảng của chính quyền gian lận.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, hiện đang ở thăm Ấn Độ, hay Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng với cuộc bầu cử.

                                                                      Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Người biểu tình manh động với cảnh sát ở Seoul, Hàn Quốc hôm 7-11
Không có hình ảnh

Quan hệ Mỹ-Ấn “định hình thế kỷ” 21

Phát biểu trong cuộc hội đàm hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho rằng mối quan hệ giữa Washington và Delhi sẽ là một trong những quan hệ đối tác định hình thế kỷ 21.

Diễu hành kỷ niệm 93 năm Cách mạng Tháng Mười

Theo hãng thông tấn Nga ITAR-TASS, ngày 7/11, gần 2.500 người tham gia cuộc diễu hành lễ hội do Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) tổ chức tại trung tâm thủ đô Mátxcơva của Nga để kỷ niệm 93 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

Quân đội Myanmar có 25% số ghế trong quốc hội

Sáng 7.11, cử tri Myanmar đã đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lịch sử, lần đầu tiên trong 20 năm qua. Cuộc bầu cử quốc hội liên bang và cơ quan lập pháp các cấp ở Myanmar lần này thu hút sự quan tâm của thế giới, đặc biệt là của các nước thành viên ASEAN.

Trung Quốc đặt chân vào châu Âu

Sau châu Phi và châu Mỹ Latin, nơi các tập đoàn lớn của mình đứng chân để khai thác nguồn nguyên liệu của hai châu lục này, giờ đây Trung Quốc đang bắt đầu cuộc tiến công chiến lược vào châu Âu với việc đầu tư vào những công trình cơ sở hạ tầng khổng lồ với “giá bỏ thầu bất khả đánh bại”.

"Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự khắp châu Á"

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm qua tuyên bố quân đội Mỹ dự định tăng cường sự hiện diện trên khắp châu Á, nhưng không hề dự định đặt thêm căn cứ Mỹ trong khu vực.

Nhật Bản: Sự cố an ninh trước thềm APEC

Truyền thông Nhật Bản ngày 4-11 đưa tin, đến nay đã có 114 tài liệu bí mật liên quan đến hoạt động phòng chống khủng bố quốc tế do Nhật Bản quản lý bị phát tán lên mạng Internet trong gần 1 tháng qua thông qua máy chủ đặt tại Luxembourg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục