Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua đã ký thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) mới với Mỹ, không lâu sau khi văn kiện này được cả hai viện của quốc hội Nga tán thành.

 
Phát hiểu trước Hội đồng An ninh, ông Medvedev gọi việc ký thông qua START mới là sự kiện rất quan trọng đối với cả nước Nga, căn cứ vào những thoả thuận giữa Nga và Mỹ.
 
Như vậy, Hiệp ước START mới đã được phê chuẩn trên cả hai bờ đại dương. Sau khi Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ trao đổi văn bản được phê chuẩn, Hiệp ước START mới sẽ đi vào hiệu lực. Quá trình chuẩn bị thỏa thuận song phương kéo dài ít hơn 2 năm, là thời hạn ngắn kỷ lục đối với những văn kiện tương tự.
 
Ngày 1/4/2009, tại cuộc gặp thượng đỉnh ở London, Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ đã thông qua quyết định mở đầu cuộc đàm phán về hiệp ước mới trong lĩnh vực vũ khí tấn công chiến lược.

Các đại biểu Quốc hội Nga đã sớm hoàn tất cuộc thảo luận về văn bản Hiệp ước và quy định thủ tục bỏ phiếu về sự phê chuẩn. Còn các đồng nhiệm Mỹ thì đã nhân vấn đề này để nâng cao chỉ số uy tín chính trị.

Khi phê chuẩn Hiệp ước START, Quốc hội Mỹ đã đưa sửa đổi rằng sẽ không thể cắt nghĩa Hiệp ước này như là phương tiện tác động vào kế hoạch thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nghị quyết của Quốc hội Nga về phê chuẩn Hiệp ước START mới nhận định rằng, hành động đơn phương của Mỹ trong lĩnh vực thành lập hệ thống NMD phạm vi toàn cầu có thể buộc Matxcơva ra khỏi hiệp ước này.

Theo Hiệp ước START mới, mỗi bên sẽ cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược của mình theo cách để qua 7 năm, con số vũ khí sẽ không quá 700 đơn vị tên lửa liên lục địa, tên lửa đạn đạo của tàu ngầm, máy bay ném bom hạng nặng, và 1.550 đầu đạn hạt nhân trên các phương tiện này. Hiệp ước cũng quy định nhất thiết giảm mức ngưỡng con số phương tiện mang xuống hơn 2 lần - đến 800 đơn vị - và dự trù sự kiểm tra lẫn nhau với các kho hạt nhân của mỗi bên. Trên thực tế, chỉ có phía Mỹ phải cắt giảm một phần kho vũ khí, còn phía Nga thì chưa lên mức ngưỡng như vậy.

Hiệp ước START mới có ý nghĩa quan trọng vì hai nước đạt tới sự cân bằng và ngăn chặn được vòng mới cuộc chạy đua vũ trang.

 

                                                                                      Theo Dantri

 

 

Các tin khác


Nghi phạm ám sát Thủ tướng Slovakia nêu mục đích gây án

Theo một tài liệu của tòa án được công bố ngày 23/5, nghi phạm trong vụ ám sát bất thành Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã khai nhận muốn gây thương tích cho nạn nhân vì không đồng tình với các chính sách của chính phủ nước này, đồng thời cho biết đã sở hữu khẩu súng gây án trong hơn 30 năm.

Sập sân khấu vận động tranh cử ở Mexico, ít nhất 4 người thiệt mạng

Tối 22/5, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador xác nhận ít nhất 4 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong vụ sập sân khấu sự kiện vận động tranh cử diễn ra ở miền Bắc nước này.

Đông đảo người dân Iran đưa tang Tổng thống Ebrahim Raisi

Ngày 22/5, Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã chủ trì tang lễ Tổng thống Ebrahim Raisi cùng đoàn tháp tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay trực thăng tại tỉnh Đông Azerbaijan ngày 19/5 vừa qua. Đông đảo người dân Iran đã đổ ra các tuyến đường ở thủ đô Tehran để tham dự lễ đưa tang nhà lãnh đạo đất nước.

G7 dự kiến thảo luận việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga

Các quan chức cho biết các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ nhóm họp tại Italy trong tuần này nhằm tìm kiếm "tiếng nói chung” về việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine và giải quyết vấn đề xuất khẩu của Trung Quốc tại các thị trường trọng điểm.

Các quần thể cá nước ngọt di cư giảm hơn 80% kể từ năm 1970

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm hơn 80% kể từ năm 1970.

Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục