Nếu như cách đây 35 năm, Chile là nước “xuất khẩu” chính dòng người di cư ở Mỹ Latin thì hiện nay quốc gia này là “đất lành” của dòng người nhập cư tìm đến. Từ năm 2002 đến năm 2009, chỉ riêng lượng người nhập cư hợp pháp đã tăng vọt lên 91%, bên cạnh hàng chục ngàn người nhập cư bất hợp pháp đang xoay xở tìm cách định cư lại. Tuy nhiên, người nước ngoài đến Chile không còn là những dòng người châu Âu, hơn 60% người nhập cư đến Chile trong hơn 20 năm qua là đến từ những nước láng giềng như Peru (37,1%), Argentina (17,2%) và Bolivia (6,8%).
Người Chile đã đặt tên cho hiện tượng này là “Nhập cư mới” – ám chỉ dòng chảy người nhập cư nghèo khổ từ những nước láng giềng đến tìm kiếm công việc và một cuộc sống ổn định hơn. Một cuộc điều tra cuối năm 1998 cho thấy, 70% người đến Chile là để tìm việc và tìm cách định cư vĩnh viễn, như trường hợp của Marta đến từ Ecuador cách đây 7 năm. Người phụ nữ này có 3 con gái, và hiện đã có 11 đứa cháu với visa cư trú vĩnh viễn. Tiệm làm tóc của bà là một trong hàng chục cửa hiệu của người nhập cư như nhà hàng, quầy đổi ngoại tệ, trung tâm điện thoại…
Ở thành phố Iquique, bạn có thể thấy một nhà hàng Peru nằm cạnh một cửa hàng bán đồ thủ công Ecuador và cạnh một cửa hàng McDonald. Song hiện tượng này cũng có nghĩa Chile đang đối mặt với những thử thách về nạn phân biệt chủng tộc, bài ngoại từ người bản xứ do lo sợ mất việc về tay người nước ngoài. Trong một cuộc điều tra của chính phủ vào năm 1998 về người nhập cư cho thấy, trung bình có đến 1/3 người nhập cư bị phân biệt đối xử. Ví dụ đoàn tụ gia đình được xem là lý do hợp lệ để cấp visa ở một số thành phố, nhưng ở thành phố khác thì không. Tại một số bệnh viện công, người nhập cư muốn được khám chữa bệnh phải có thẻ căn cước của Chile. Các hợp đồng làm việc cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Một người nhập cư với một visa việc làm có thể nộp đơn xin cư trú vĩnh viễn sau 2 năm. Nhưng nếu thay đổi công việc, họ phải làm lại từ đầu. Nhưng hầu hết họ thường bị sa thải trước thời hạn 2 năm.
Trong khi người Peru, Bolivia và Ecuador đến Chile phần lớn từ những khu vực nông thôn, nghèo nàn thì người Argentina - chiếm phần lớn trong cộng đồng người nhập cư ở Chile - chủ yếu là những chuyên gia có trình độ đến nước này để thoát khỏi tình trạng kinh tế suy thoái ở đất nước họ. Theo một cuộc điều tra năm 2008 của chính phủ, hơn 90% người Argentina đều có hợp đồng làm việc chính thức, trong khi chỉ có 44% người Bolivia và 63% người Peru là có hợp đồng loại này.
Mặc dù chính phủ nước này đã ban hành nhiều sắc lệnh và quy định để bảo vệ quyền của người nhập cư, nhưng luật nhập cư của Chile gần như không thay đổi kể từ khi nhà cựu độc tài Augusto Pinochet ban hành luật nhập cư năm 1975. Theo Globalpost, chính phủ của Tổng thống Bachelet (2006-2010) cũng đã hoàn thành dự thảo luật nhập cư cải cách để bảo đảm quyền của người nhập cư. Còn chính quyền hiện tại của Tổng thống Sebastian Pinera cũng đang gấp rút cải cách luật bảo vệ quyền của người nhập cư, đồng thời cũng muốn ngăn cản bớt dòng người nhập cư để ngăn chặn tỷ lệ tội phạm cũng đang tăng cao ở nước này.
Theo SGGP
Từ ngày hôm qua, toàn lãnh thổ Nga bắt đầu triển khai chương trình kiểm tra quy mô các biện pháp an ninh-chống khủng bố tại tất cả các sân bay, ga đường sắt, bến cảng…
Ngày 27/1, hàng nghìn binh sỹ Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận giả định trên máy tính mô phỏng các cuộc tấn công tên lửa, chiến tranh du kích và một cuộc xâm lược quy mô lớn nhằm vào Nhật Bản.
Ngày 27.1, ông Jack Lang - đặc phái viên Liên Hợp Quốc về cướp biển - đã đề nghị mở các toà án quốc tế đặc biệt xét xử hải tặc tại miền bắc Somalia và Tanzania.
Tờ Washington Post đưa tin, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết thâm hụt ngân sách liên bang tài khóa 2011, kết thúc vào ngày 30-9, có thể lên đến 1.480 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng sản phẩm nội địa (GDP), cao hơn nhiều so với dự đoán 1.070 tỷ USD.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua đã đề nghị với Triều Tiên rằng 2 nước sẽ tổ chức cuộc họp trù bị của hội đàm quân sự cấp cao liên Triều vào 10 giờ sáng ngày 11/2 tại Nhà hòa bình ở khu vực phía Nam làng đình chiến Panmunjom.
Ông Barack Obama kêu gọi hành động để cắt giảm thâm hụt và đương đầu với thách thức từ những đối tác cạnh tranh như Ấn Độ và Trung Quốc