Ngày 6.2, Thái Lan và Campuchia cho biết đang tìm cách xoa dịu căng thẳng biên giới sau khi hai bên nhất trí chấm dứt giao tranh ác liệt tại khu vực gần ngôi đền Vihear Preah.
Xe bọc thép của quân đội Campuchia tại căn cứ quân sự |
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva - người phải gánh chịu sức ép từ phe Áo vàng trong nước về cách xử lý tranh chấp biên giới - cho biết, quân đội và Bộ Ngoại giao hai nước đang tìm cách để bình thường hóa tình hình.
Tuy nhiên, trong một dấu hiệu cho thấy tình hình vẫn còn khá căng thẳng sau ngày diễn ra vụ đấu pháo khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, Thủ tướng Thái Lan cho biết cuộc giao tranh "cho thấy chúng ta không bao giờ thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền".
Trong khi đó, một chỉ huy quân đội Campuchia đóng tại đền Preah Vihear cho rằng, tình hình vẫn còn rất căng thẳng. "Cả hai vẫn trong tình trạng báo động". Ông này cũng cho biết thêm, quân đội Thái Lan và Campuchia đã có cuộc đàm phán hôm Chủ nhật nhằm tìm cách cải thiện tình hình.
Trước đó, hôm 4.2, binh sĩ hai nước đã có cuộc giao tranh đạn pháo ác liệt ở khu vực ngôi đền được công nhận di sản, huy động cả súng cối, tên lửa và pháo binh. Campuchia cho biết hai binh sĩ và một dân thường nước này thiệt mạng, còn Thái Lan xác nhận một dân thường ở biên giới cũng tử nạn trong vụ đấu pháo. Tuy nhiên, con số thương vong được báo chí hai nước đưa tin rất khác nhau. Báo chí Thái cho biết ít nhất 64 binh sĩ Campuchia đã chết. Trong khi đó, ở khu vực dọc biên giới, nhiều thông tin cho hay vụ đấu súng cướp đi sinh mạng của 30 quân nhân Thái Lan.
Dân làng dọc khu vực biên giới hai bên nhanh chóng được sơ tán. Phía Thái Lan có khoảng 8.000 dân phải rời khỏi nhà - tỉnh trưởng Sri Sa Ket cho biết. Tuy nhiên, người dân bắt đầu trở về nhà vào hôm Chủ nhật. "Tình hình đang được cải thiện" - ông nói.
Theo Bao LĐ
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ngày 5/2 đã trao đổi văn kiện phê chuẩn để Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) mới chính thức có hiệu lực
Năm 2011 đã đi được một quãng đường, có thể nói là ngắn, chỉ một tháng. Trong một tháng đó, có những sự kiện đã “ứng nghiệm” với những dự báo (hoặc không phải dự báo mà chỉ đơn thuần là việc nhắc đến, nhấn mạnh) từ trước.
Người dân Ai Cập hôm 4.2 tiếp tục biểu tình rầm rộ để kêu gọi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức ngay lập tức, theo AFP.
Ít nhất 10 người thiệt mạng và 24 người bị thương trong ba vụ đánh bom liên tiếp xảy ra tối 3/2 ở Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, cách thủ đô Baghdad của Iraq 115km về phía Tây.
Năm hết tết đến, như mọi người khác, những người quyền lực nhất thế giới cũng tranh thủ đưa gia đình đi nghỉ cuối năm.
Tình trạng bạo lực tại quảng trường Tahrir ở trung tâm thủ đô Cairo của Ai Cập diễn biến căng thẳng đã buộc quân đội nước này phải triển khai các xe đặc chủng để ngăn chặn đám đông biểu tình.