Người dân Ai Cập hôm 4.2 tiếp tục biểu tình rầm rộ để kêu gọi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức ngay lập tức, theo AFP.

 

Cũng như “Ngày cuồng nộ” cách đây đúng một tuần, cuộc xuống đường lần này thu hút nhiều người hơn hẳn những ngày khác vì thứ sáu là ngày cầu nguyện quan trọng nhất trong tuần của người Hồi giáo.

Theo AFP, hàng chục ngàn người đổ ra đường từ các đền thờ ở thủ đô Cairo cũng như  các thành phố lớn như Alexandria, Luxor và Mansura. Tại trung tâm Cairo, đám đông tiếp tục chiếm giữ Quảng trường Tahrir, địa điểm chính trong 11 ngày biểu tình liên tục vừa qua. Phe đối lập gọi sự kiện lần này là “Ngày ra đi” với yêu cầu Tổng thống Mubarak rời bỏ chiếc ghế quyền lực nắm giữ trong 30 năm qua.

Trong cuộc phỏng vấn với đài ABC hôm 3.2, ông Mubarak nói ông “muốn từ chức ngay nếu thế đất nước sẽ rơi vào hỗn loạn”. Vị tổng thống cũng cam kết sẽ không tái tranh cử trong kỳ bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng 9. Tuy nhiên, cam kết này không thể làm vừa lòng những người phản đối. 


Hàng chục ngàn người cầu nguyện ngay tại Quảng trường Tahrir trước khi tham gia biểu tình - Ảnh: Reuters

Đến khuya nay, cuộc biểu tình diễn ra tương đối hòa bình và chỉ có đụng độ lẻ tẻ giữa người phản đối và phe ủng hộ chính quyền. Đối tượng chính của bạo lực hiện lại là các phóng viên cả trong và ngoài nước đưa tin về tình trạng tại Cairo.

Theo truyền thông phương Tây, hàng chục nhà báo bị bắt bớ, đánh đập và họ cáo buộc thủ phạm là cảnh sát và những người ủng hộ ông Mubarak. Hôm 4.2, trụ sở của Đài Al-Jazeera bị tấn công và đập phá. Chính phủ nhiều nước như Mỹ, Pháp và Đức lên án mạnh mẽ hành động tấn công các nhà báo.

Trước tình hình này, EU ra tuyên bố kêu gọi nhanh chóng thực hiện cải cách ở Ai Cập và thành lập chính quyền chuyển tiếp. Theo tờ The New York Times, Mỹ và một số quan chức Ai Cập cũng đang thảo luận thành lập chính phủ lâm thời do Phó tổng thống Omar Suleiman đứng đầu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến kêu gọi cần thận trọng trong việc thay thế ông Mubarak, đồng minh lớn của phương Tây trong thế giới Ả Rập. Iran hôm 4.2 càng gây thêm lo lắng cho Mỹ và các đồng minh khi thúc giục người Ai Cập lật đổ ông Mubrak và thành lập nhà nước Hồi giáo.

Giới phân tích hiện đang theo dõi sát sao động thái của quân đội Ai Cập. Trước đó các tướng lĩnh cam kết sẽ không dùng vũ lực đàn áp người biểu tình và đến nay vẫn chưa tỏ rõ ý định của mình. AFP dẫn lời nhiều chuyên gia dự đoán quân đội đang án binh bất động quan sát tình hình và chờ cơ hội nắm quyền với vị thế “người hùng dẹp yên bất ổn và mang lại hòa bình”.

 

                                                                             Theo ThanhNien

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ông Obama cùng vợ và hai con gái đi dạo phố.
Không có hình ảnh
Cựu Tổng thống Bill Clinton được chào đón nồng nhiệt tại Đại học Ngoại thương

Ông ElBaradei tập hợp lực lượng

ElBaradei, người đoạt giải Nobel và là nhà ngoại giao, có thể phụng sự như một nhân vật đồng thuận đối với phong trào tranh đấu nhằm ráp nối chương trình hành động cho một cuộc chuyển giao quyền lực

“Triều Tiên còn nhiều cơ sở hạt nhân bí mật”

Theo một báo cáo bị rò rỉ của Liên hợp quốc, các chuyên gia của cơ quan này tin rằng Triều Tiên còn có ít nhất một cơ sở hạt nhân bí mật nữa.

Ai Cập bổ nhiệm một loạt các chức vụ nội các mới

Tổng thống Ai Cập ngày 31/1 đã bổ nhiệm Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Tình báo trong khuôn khổ một nỗ lực nhằm sớm hoàn tất việc lập nội các mới thay thế cho chính phủ đã bị sa thải hôm 30/1.

Nga xác định được danh tính kẻ đánh bom sân bay

Ủy ban Điều tra Nga ngày 29/1 cho biết vụ đánh bom sân bay Domodedovo ở thủ đô Mátxcơva làm 35 người thiệt mạng trong tuần này là do một kẻ đánh bom liều chết đến từ khu vực Bắc Kavkaz thực hiện.

Làn sóng di cư mới ở Chile

Nếu như cách đây 35 năm, Chile là nước “xuất khẩu” chính dòng người di cư ở Mỹ Latin thì hiện nay quốc gia này là “đất lành” của dòng người nhập cư tìm đến. Từ năm 2002 đến năm 2009, chỉ riêng lượng người nhập cư hợp pháp đã tăng vọt lên 91%, bên cạnh hàng chục ngàn người nhập cư bất hợp pháp đang xoay xở tìm cách định cư lại. Tuy nhiên, người nước ngoài đến Chile không còn là những dòng người châu Âu, hơn 60% người nhập cư đến Chile trong hơn 20 năm qua là đến từ những nước láng giềng như Peru (37,1%), Argentina (17,2%) và Bolivia (6,8%).

Tổng thống Ai Cập lập tân nội các, áp lực quốc tế tăng cao

Lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức đều kêu gọi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tránh bạo lực và tiến hành cải tổ, trong khi các cuộc biểu tình đòi ông từ chức vẫn tiếp diễn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục