Tỷ giá NDT và USD vẫn đang là chủ đề nóng trong quan hệ Mỹ - Trung

Tỷ giá NDT và USD vẫn đang là chủ đề nóng trong quan hệ Mỹ - Trung

Theo Wall Street Journal, ngày hômqua, Bộ Tài chính Mỹ đã quyết định không đưa Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ” nhưng vẫn cho rằng nhân dân tệ (NDT) đang ở mức thấp hơn bình thường, đồng thời thúc giục Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa tiến trình nâng giá NDT

  • Âm ỉ bùng nổ

Từ ngữ mà Bộ Tài chính Mỹ sử dụng trong báo cáo về chính sách tiền tệ của Trung Quốc hiện nay gọi giá NDT “dưới mức giá trị thực” thay vì “thấp đáng kể so với giá trị thực” được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 7-2010. Bộ Tài chính Mỹ vẫn yêu cầu mỗi năm hai lần xem xét lại Trung Quốc và các nước khác có thao túng tiền tệ của họ hay không.

Báo cáo trước Quốc hội, bộ này cho biết sẽ không “gán” cho Trung Quốc nhãn “thao túng tiền tệ” mà thay vào đó dùng các biện pháp ngoại giao để gây sức ép với Trung Quốc trong việc định giá lại NDT. Bộ Tài chính Mỹ cho rằng nếu Bắc Kinh thiếu linh động trong chính sách tiền tệ sẽ dẫn tới áp lực gia tăng về việc tăng trưởng nóng tín dụng, tạo áp lực trên bất động sản, đe dọa tăng trưởng. Ngoài Trung Quốc, Bộ Tài chính Mỹ cũng không “dán nhãn” thao túng tiền tệ cho các nước khu vực đồng euro và 8 nước khác.   

Động thái của Washington diễn ra sau chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, theo đó  ông Hồ Cẩm Đào đã cam kết điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc công bố điều chỉnh tỷ giá NDT vào tháng 6-2010 tới nay, NDT đã tăng giá 3,7% so với USD. Mỹ cho rằng đây là bước đi “giúp đưa tỷ giá theo hướng thị trường hơn”. Bộ Tài chính Mỹ cho biết do tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc cao hơn của Mỹ nên đà tăng giá của đồng NDT so với đồng USD thực tế diễn ra nhanh hơn, khoảng 10%/năm.

Tỷ giá NDT và USD vẫn đang là chủ đề nóng trong quan hệ Mỹ - Trung.

Bước đi của Bộ Tài chính Mỹ đã làm nhiều nghị sĩ Mỹ thất vọng vì họ mong muốn có biện pháp mạnh hơn với vấn đề đồng NDT giá thấp. Theo họ, hàng hóa Trung Quốc do lợi thế đồng tiền được định giá thấp vẫn đang đánh bạt hàng hóa Mỹ. Thâm hụt mậu dịch giữa Mỹ với Trung Quốc vẫn ở mức cao, với 252,4 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2010. Nhiều chuyên gia cho rằng nó có khả năng phá vỡ mức kỷ lục 268 tỷ của cả năm 2008.

Mỹ liên tục cáo buộc Bắc Kinh định giá thấp đồng nội tệ của mình, dẫn tới việc thị trường Mỹ tràn ngập hàng hóa giá rẻ, gây ảnh hưởng tới thị trường việc làm của nước này. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc cũng liên tục bác bỏ cáo buộc trên. Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Max Baucus cho rằng: “Mỹ đã để Trung Quốc tự do thực hiện chính sách tiền tệ của họ trong một thời gian quá dài”.

Với báo cáo mới của Bộ Tài chính Mỹ, xem ra Quốc hội Mỹ khó có cơ hội thông qua một dự luật trừng phạt Trung Quốc về chính sách tiền tệ vốn được đề xuất từ ngày 15-10-2010 nhưng nhiều lần bị hoãn.

  • Trung Quốc vẫn là “chủ nợ” lớn của Mỹ

Theo hãng tin Reuters, sở dĩ Bộ Tài chính Mỹ không muốn gây thêm sức ép với Trung Quốc là do hiện nay Trung Quốc đang nắm đa số các trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ bán ra. Theo chuyên gia phân tích tài chính tại Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ ở New York, Bộ Tài chính Mỹ cũng có “phần bánh” của mình trong đó nên gây sức ép với Trung Quốc cũng là tự làm khó mình, hơn nữa Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng của Mỹ. Lần gần đây nhất Mỹ “dán nhãn” thao túng tiền tệ cho Trung Quốc là vào năm 1994.

Cũng theo nhiều chuyên gia, ngay cả việc Trung Quốc phá giá nhanh hơn nữa NDT cũng không thể giúp Mỹ giải quyết vấn đề thất nghiệp của nước này vốn xuất phát từ chính nền kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn. Tờ Thượng Hải nhật báo dẫn lời Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung, ông John Frisbie cho rằng Bộ Tài chính Mỹ đã có bước đi đúng.

 

                                                                                           Theo SGGP

Các tin khác


ĐHĐ LHQ khóa 78: Thúc đẩy tăng cường sự hiện diện của nữ giới

Tổng cộng 130 nhà lãnh đạo thế giới và hơn 50 quan chức có bài phát biểu tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 78 diễn ra ở thành phố New York (Mỹ) trong tuần qua, song tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm chưa đầy 12%.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ thổi bùng làn sóng trộm cắp ở Australia, New Zealand

Một người đàn ông chạy ra khỏi siêu thị ở New Zealand cầm theo những chiếc túi nhồi nhét chín cái chân cừu mà không thanh toán.

Bạo lực lại bùng lên ở Kosovo

Theo tờ Deutsche Welle của Đức ngày 26/9, sau cuộc đụng độ giữa các tay súng người Serbia và cảnh sát Kosovo tại làng Banjska ở phía bắc Kosovo gần biên giới Serbia khiến 5 người thiệt mạng, khu vực này đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Hàn - Trung - Nhật nhất trí sớm nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên

Theo hãng tin Yonhap, ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên vào thời gian sớm nhất sau thời gian dài đình trệ.

Thêm một tàu chở hàng khởi hành từ cảng của Ukraine trên Biển Đen

Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục