Tàu sân bay USS George Washington - niềm tự hào của sức mạnh quân sự Mỹ.
Ngày 8.2, Mỹ tiết lộ Chiến lược Quốc phòng Quốc gia 2011 - bản sửa đổi đầu tiên kể từ năm 2004 - trong đó điều chỉnh các biện pháp thúc đẩy khả năng quân sự nhằm phục vụ cho lợi ích của Mỹ, với trọng tâm đặc biệt nhằm vào Châu Á.
Theo Chiến lược Quốc phòng 2011, thế giới ngày nay đang chứng kiến một môi trường an ninh thay đổi nhanh chóng và đầy thách thức, đòi hỏi quân đội Mỹ phải tăng khả năng lãnh đạo, bao gồm cả sức mạnh quân sự và dân sự, đồng thời xây dựng thêm các mối quan hệ đối tác với nhiều nước trên thế giới.
Bản chiến lược dài 21 trang được giới lãnh đạo quân đội Mỹ xây dựng dựa trên chiến lược do Nhà Trắng và Lầu Năm Góc định hướng. Bản chiến lược định rõ vai trò của các lực lượng lục quân, không quân, hải quân Mỹ trong việc bảo đảm an ninh cho đất nước trong những năm tiếp theo.
Phó Đô đốc John Roberti của Văn phòng Chính sách và Chiến lược quân sự cho biết, Chiến lược Quốc phòng mới tập trung vào Châu Á bởi nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển tới khu vực này, nhiều sức mạnh quân sự và sự thay đổi về chính trị cũng đang diễn ra ở đây.
"Chúng ta cần phải nhìn nhận vị thế quốc phòng, khả năng của chúng ta ở Châu Á, cũng như quan hệ đối tác, đồng minh và tập trung vào khu vực này nhằm duy trì an ninh. Tôi sẽ không nói về việc nơi nào cần tăng hay giảm quân, mà chỉ muốn nhấn mạnh về khả năng và vị thế quân sự của chúng ta ở khu vực này" - phó Đô đốc phát biểu.
Chiến lược Quốc phòng mới của Mỹ đặc biệt nhấn mạnh tới Trung Quốc và cho rằng Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng được với cái gọi là khả năng chống thâm nhập mà Trung Quốc đang phát triển rất nhanh. Những năng lực như vậy có thể đe doạ tới con đường giao thương toàn cầu và hạn chế khả năng của quân đội Mỹ thực hiện những gì được lãnh đạo nước này giao phó.
Chiến lược Quốc phòng 2011 cũng đề cập tới một số nhân tố khác như giải trừ vũ khí, toàn cầu hoá, thảm hoạ thiên nhiên, biến đổi khí hậu, tội phạm mạng, thiếu hụt tài nguyên, bệnh dịch, tranh chấp thương mại và các nhóm cực đoan... - tất cả những yếu tố có vai trò quan trọng trong môi trường chiến lược toàn cầu, mà theo phó Đô đốc Roberti, chúng đều hiện diện ở Châu Á.
Ngoài ra, Chiến lược Quốc phòng mới cũng khẳng định, quân đội Mỹ cần phải đi đầu trong việc thúc đẩy các cơ quan chính phủ Mỹ, đối tác dân sự và quân sự nước ngoài, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, nhằm giải quyết những vấn đề có khả năng đe doạ tới sự bình ổn và an ninh thế giới.
Đặc biệt, Chiến lược Quốc phòng kêu gọi các tổ chức trong khu vực Châu Phi và Nam Mỹ tăng cường bảo đảm an ninh. Mặc dù được soạn thảo trước các cuộc bạo động ở Tunisia và Ai Cập, nhưng tài liệu này cũng chỉ rõ sự cần thiết phải chú trọng tới sự bất ổn tiềm tàng ở khu vực Trung Đông, bởi những nhân tố văn hoá, xã hội, chính trị và dịch chuyển kinh tế.
Bên cạnh đó, trong Chiến lược Quốc phòng 2011, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ tái khẳng định cam kết của Mỹ trong cuộc đấu tranh với đồng minh chống chủ nghĩa cực đoan ở Afghanistan và Pakistan, tuy nhiên cũng nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ cần phải mở rộng hơn nữa tầm nhìn của mình nhằm giải quyết tất cả các mối đe doạ đang gia tăng ở bất kỳ đâu.
Theo Báo Laodong
Thủ lĩnh chiến binh Hồi giáo Doku Umarov ngày 7/2 cho hay chính hắn ta đã yêu cầu tiến tiến hành vụ đánh bom liều chết làm 36 người thiệt mạng ở sân bay nhộn nhịp nhất nước Nga vào tháng trước.
Theo Wall Street Journal, ngày hômqua, Bộ Tài chính Mỹ đã quyết định không đưa Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ” nhưng vẫn cho rằng nhân dân tệ (NDT) đang ở mức thấp hơn bình thường, đồng thời thúc giục Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa tiến trình nâng giá NDT
Bộ Nội vụ Tunisia ra tuyên bố nước này đã treo hoạt động và đóng cửa các văn phòng của đảng cựu cầm quyền, đảng của Tổng thống bị lật đổ Ben Ali.
Ngày 6.2, Thái Lan và Campuchia cho biết đang tìm cách xoa dịu căng thẳng biên giới sau khi hai bên nhất trí chấm dứt giao tranh ác liệt tại khu vực gần ngôi đền Vihear Preah.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok ngày 6/2, Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), hay còn gọi là phe "áo vàng" tại Thái Lan đêm 5/2 đã tuyên bố tiếp tục tăng cường áp lực biểu tình để buộc chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ chức.
Quân đội Thái Lan và Campuchia xác nhận đã thỏa thuận chấm dứt giao chiến ngày 5-2 sau khi các cuộc đụng độ mới nổ ra quanh ngôi đền cổ tranh chấp Preah Vihear.