Một ngôi nhà của người dân Thái Lan bị cháy vì đạn pháo.

Một ngôi nhà của người dân Thái Lan bị cháy vì đạn pháo.

Bất chấp lời kêu gọi kiềm chế của Liên Hợp Quốc, ngày hôm qua giao tranh giữa Campuchia và Thái Lan dọc biên giới tranh chấp gần khu đền Preah Vihear đã bước sang ngày thứ 4 liên tiếp.

 

Tân hoa xã cho hay, đạn pháo giao tranh bắt đầu được phóng từ 8h10 phút ngày 7.2 tại Tasem, gần đền Preah Vihear. Đây là cuộc đụng độ quân sự lần thứ 5 trong vòng 4 ngày liên tiếp. Cả hai bên đều sử dụng vũ khí hạng nặng, trong đó có rocket, súng máy, súng cối và trọng pháo.

Cuộc đụng độ đạn pháo diễn ra trong vài giờ đồng hồ, gây nên bầu không khí căng thẳng trong bán kính hơn 4km từ đền Preah Vihear mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Rất nhiều người dân địa phương tiếp tục phải sơ tán khỏi vùng chiến sự. Hiện chưa có báo cáo về thương vong.

Thủ tướng Campuchia trong một phát biểu tại trường đại học ở thủ đô Phnom Penh đã tuyên bố, Campuchia sẽ không bỏ quốc kỳ của nước này treo trên ngôi đền Keo Sikha Kiri Svara, bởi đó là phần lãnh thổ của Campuchia. Đồng thời Thủ tướng nhấn mạnh, Campuchia sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp giữa hai nước thông qua con đường ngoại giao hoặc quân sự.

"Đây là một cuộc xung đội vũ trang quy mô lớn, hay có thể gọi là một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ" - ông Hun Sen nói và bổ sung thêm, "mục đích của phía Thái Lan rất rõ ràng nhằm chiếm đóng 4.6 km2 lãnh thổ cạnh đền Preah Vihear mà họ tuyên bố chủ quyền".

Trong ngày hôm qua, Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc đụng độ căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia và tuyên bố sẵn sàng triệu tập một cuộc họp để giải quyết mâu thuẫn.

"Thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại sâu sắc về mâu thuẫn ngày càng gia tăng tại khu vực biên giới giữa hai nước. Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn và giải quyết thông qua con đường hoà bình. Liên hợp quốc cũng sẵn sàng triệu tập một cuộc họp của Hội đồng bảo an" - Maria Luiza Ribeiro Viotti, đại sứ Brazil kiêm Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong nhiệm kỳ tháng 2 phát biểu.

Trước đó, hôm 6.2 Campuchia đã gửi hai bức thư đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có hành động "khẩn cấp" để giải quyết mâu thuẫn biên giới với Thái Lan. Thủ tướng Hun Sen kêu gọi Liên hợp quốc thiết lập vùng đệm trên biên giới tranh chấp, tuy nhiên hiện chưa rõ lời kêu gọi này có được viết trong thư hay không.

Về phần mình, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva cũng viết 1 bức thư kêu gọi tìm kiếm giải pháp song phương để giải quyết tranh chấp và 1 bức thư khác cáo buộc Campuchia cố tình "quốc tế hoá" vụ tranh chấp.

Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn tới vụ xung đột mới nhất giữa Thái Lan và Campuchia, nhưng căng thẳng ngoại giao đã bùng phát từ tháng 12 năm ngoái kể từ khi 7 công dân Thái, trong đó có 1 nghị sĩ bị Campuchia bắt giữ vì tội xâm nhập lãnh thổ trái phép.

 

                                                                                  Theo LaoDong

 

 

 

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục