Sau Tunisia, Ai Cập, làn gió ngược đang ngày càng mạnh lên tại Yemen, Algeria và cả quốc gia nhỏ bé nhất vùng Vịnh là Bahrain với các cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng. Những biến động nhanh chóng đến bất ngờ từ các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi đang gửi tới Tổng thống mãn nhiệm Côte d'Ivoire Laurent Gbagbo lời cảnh báo khi dấu hiệu của các cuộc biểu tình mới đã ló dạng ở thủ đô Abidjan.
|
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Côte d’Ivoire làm cuộc sống người dân nước này thêm khốn khó. |
Thế nhưng, sự kiện một tổng thống thất cử quyết từ chối chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm Alassan Ouattara sau cuộc bầu cử vừa qua đang không chỉ là ngòi nổ nguy hiểm cho một cuộc khủng hoảng mới mà còn biến quốc gia Tây Phi vốn đã nghèo đói này thành một thùng thuốc súng tại Lục địa đen.
Cuộc tranh giành chiếc ghế tổng thống được xem là hiếm thấy trên thế giới ở Côte d'Ivoire đã và đang không chỉ tiếp diễn trên đường phố thủ đô Abidjan mà còn lan tới nghị trường từ Liên minh châu Phi (AU) đến châu Âu và Bắc Mỹ; đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng, cảng biển nước này và cả thị trường ca cao thế giới. Không chỉ riêng AU phải tất bật dàn xếp đối thoại nhằm đạt được một cuộc chuyển giao chính quyền êm thấm tại Côte d'Ivoire. Cả Brussels và Nhà Trắng cũng nhiều lần bày tỏ quan điểm ông L.Gbagbo phải từ bỏ chức vụ càng nhanh càng tốt để vị tổng thống hợp pháp sau bầu cử (11-2010) sớm có thể điều hành đất nước đang chênh vênh trên bờ vực nội chiến.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, mọi lời kêu gọi và những đe dọa chế tài từ bên ngoài nhằm buộc cựu Tổng thống L.Gbagbo tuân thủ kết quả cuộc bầu cử đầu tiên trong 5 năm qua ở quốc gia châu Phi sau năm lần bị trì hoãn xem ra chỉ như đá ném ao bèo. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy vị cựu tổng thống có ảnh hưởng này của Côte d'Ivoire có ý định lùi bước dù bị đẩy sang chiến tuyến bên kia với cả thế giới.
Sự kiện Liên minh châu Âu (EU) phong tỏa tài sản của ông L.Gbagbo, 84 cá nhân ủng hộ tổng thống mãn nhiệm cùng 11 thực thể kinh tế có liên quan tới chính quyền Gbagbo, trong khi Mỹ cũng có quyết định tương tự với ông L.Gbagbo và vợ. Đáp lại, cựu Tổng thống L.Gbagbo đã ra lệnh cho lực lượng an ninh phong tỏa văn phòng của Ngân hàng trung ương Tây Phi tại Abidjan sau khi ngân hàng này từ chối lệnh rút tiền của ông này. Lệnh phong tỏa đã làm tê liệt hệ thống tài chính Côte d'lvoire khiến cuộc sống của người dân đang chồng chất khó khăn thêm bi đát khi không thể rút tiền và thực hiện các giao dịch ngân hàng. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi cuộc tranh giành ngôi tổng thống lan tới lĩnh vực xuất khẩu ca cao chiếm gần 20% tổng sản phẩm quốc nội và 40% kim ngạch xuất khẩu của Côte d'Ivoire. Trong khi Tổng thống đắc cử A.Ouattara ra lệnh ngừng xuất khẩu một tháng để chặn nguồn thu của nội các cũ thì cựu Tổng thống L.Gbagbo lại ra lệnh xuất khẩu để có nguồn kinh phí chi trả cho những người trung thành. Ông L.Gbagbo cũng đã bác bỏ sự trung gian của Thủ tướng Kenya vì cho rằng ông này đứng về phía đối thủ A.Ouattara. Động thái này khiến giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại quốc gia sản xuất ca cao lớn nhất thế giới hầu như bị khép kín.
Vẫn nắm trong tay lực lượng an ninh, các cơ quan nhà nước và nhiều ngành kinh tế mũi nhọn ở đất nước hơn 20 triệu dân này, cuộc ra đi của ông L.Gbagbo đang diễn ra không dễ dàng. Trong khi đó, sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền lợi cho Tổng thống đắc cử A.Ouattara lại không phải là lựa chọn ưu tiên vì có thể đẩy đất nước bên bờ Vịnh Guinea vào một cuộc khủng hoảng mới.
Trước nguy cơ của làn gió ngược đang thổi mạnh như hiện nay, chưa rõ Côte d'Ivoire sẽ đi về đâu. Người dân đất nước Tây Phi này liệu có đủ kiên nhẫn để đợi một chính phủ mới khi điều họ cần ngay giờ đây là cơm ăn, áo mặc cũng gặp khó trong bối cảnh giá lương thực đang ngày một tăng. Câu trả lời cho Côte d'Ivoire vẫn đang ở phía trước.
Theo HaNoiMoi
Hội đồng Bảo an LHQ đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về cuộc xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia, nhưng quyết định chuyển vấn đề này cho ASEAN trong phiên họp kín thảo luận tranh chấp biên giới giữa hai nước vừa kết thúc.
Yemen đang đối phó với làn sóng biểu tình có chiều hướng dẫn đến một sự thay đổi tương tự như Ai Cập nhưng đẫm máu hơn.
Hôm qua, hàng nghìn người biểu tình thuộc hai phe “áo đỏ” và “áo vàng” đã tiến hành biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Một người đàn ông đã dùng dao đâm chết cha dượng, bạn gái cũ và mẹ của cô này, sau đó giết thêm một người nữa trong một vụ thảm sát gây chấn động thành phố New York chỉ trong 28 giờ.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các ngày 13/2, Thủ tướng Ai Cập Ahmed Shafiq tuyên bố ưu tiên hàng đầu của chính quyền hiện nay là khôi phục an ninh và trật tự trong nước.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva ngày 13.2 tuyên bố nước này không cần trung gian bên ngoài để giải quyết cuộc xung đột biên giới gây đổ máu hiện nay với Campuchia.