Thủy thủ đoàn 16 người, trong đó có 12 người Việt và 4 người Myanmar, trên một tàu hàng Việt Nam kẹt ngoài khơi cảng Chennai của Ấn Độ từ tháng 12.2010 đang thiếu thực phẩm và phải phát tín hiệu cầu cứu khẩn cấp.
Thông tin này được bà Phan Thanh Thủy, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Việt Nam ở New Delhi xác nhận với phóng viên Thanh Niên hôm qua. Tàu hàng Biển Nam của Công ty Gia Hải, có trụ sở tại TP.HCM bị hỏng động cơ, mất điện và kẹt cách bờ 5 km.
Bà Thủy cho biết: “Gần đây nhất công ty đã cung cấp thực phẩm đủ cho 20 ngày nhưng do trục trặc kỹ thuật và khó khăn tài chính, họ đã không cung cấp được dầu diesel ngay lập tức cho tàu. Vì thế, thủy thủ đoàn không thể nấu nướng và chạy máy phát điện để trữ thực phẩm”. Ngoài ra, vì tàu không có điện nên tình cảnh rất nguy hiểm vào ban đêm do có thể bị tàu khác đâm phải.
Bà Thủy nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng liên hệ trực tiếp thường xuyên nắm tình hình. Nếu tình hình trở nên xấu hơn chúng tôi sẽ có các biện pháp cứu trợ khẩn cấp và cùng cơ quan hữu quan can thiệp giải quyết tiếp”.
Theo ThanhNien
Yemen đang đối phó với làn sóng biểu tình có chiều hướng dẫn đến một sự thay đổi tương tự như Ai Cập nhưng đẫm máu hơn.
Hôm qua, hàng nghìn người biểu tình thuộc hai phe “áo đỏ” và “áo vàng” đã tiến hành biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Một người đàn ông đã dùng dao đâm chết cha dượng, bạn gái cũ và mẹ của cô này, sau đó giết thêm một người nữa trong một vụ thảm sát gây chấn động thành phố New York chỉ trong 28 giờ.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các ngày 13/2, Thủ tướng Ai Cập Ahmed Shafiq tuyên bố ưu tiên hàng đầu của chính quyền hiện nay là khôi phục an ninh và trật tự trong nước.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva ngày 13.2 tuyên bố nước này không cần trung gian bên ngoài để giải quyết cuộc xung đột biên giới gây đổ máu hiện nay với Campuchia.
Ngày 12-2, quân đội Ai Cập tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, khuyến cáo người dân trở về nhà. Cộng đồng quốc tế lên tiếng kêu gọi sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình ở đất nước này.