An ninh tại Afghanistan đang rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong 10 năm qua, thời điểm lực lượng Taliban bị lật đổ.
Cảnh sát Afghanistan điều tra tại hiện trường vụ đánh bom liều chết ở Kunduz.
Đây là nhận định của Phó Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề Afghanistan, ông Robert Watkins, đưa ra ngày 23/2 khi đề cập đến tình hình an ninh tại đất nước Nam Á này.
Theo ông Watkins, tình hình an ninh tại đây vốn bất ổn trong nhiều năm qua lại càng trở nên tồi tệ, sau khi các lực lượng thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng quân hồi năm ngoái nhằm tiêu diệt những phiến quân ẩn náu tại các tỉnh miền Nam và Đông Nam nước này.
Quan chức Liên hợp quốc cho rằng để tránh các chiến dịch truy quét của lực lượng NATO, những tay súng Taliban đã chuyển hướng tấn công sang nhiều khu vực trước đây chúng chưa từng hoạt động.
Chính quyền Kabul đang phải đối mặt với những vấn đề an ninh chưa từng xảy ra, đặc biệt số vụ tấn công nhằm vào các nhân viên cứu trợ nhân đạo ngày càng tăng.
Số liệu thống kê cho biết do tình hình an ninh bất ổn, các cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc hiện chỉ tiếp cận thường xuyên 30% các khu vực cần viện trợ nhân đạo, còn khoảng 40% các khu vực khác không thể tiếp cận được.
Ông Watkins cho rằng năm 2011 có thể sẽ là năm bản lề nếu Afghanistan đạt được bước đột phá trong tìm kiếm nỗ lực hòa giải dân tộc./.
Theo TTXVN
Từ giữa tháng 12.2010 đến nay, nhiều nước vùng Bắc Phi và Trung Đông đã xảy ra những biến động chính trị to lớn, sâu sắc. Theo dõi tình hình khu vực này, có thể tìm ra những căn nguyên bề nổi, mang tính chủ quan, nhưng không dễ thấy được căn nguyên sâu xa, mang tính khách quan, rất có thể là nguyên nhân quan trọng, chủ yếu.
Tổng thống Dmitry Medvedev đã đề ra năm nhiệm vụ ưu tiên cho các lực lượng bảo vệ pháp luật Nga tại phiên họp hỗn hợp về an ninh, tổ chức ở Mátxcơva, chiều 21/2.
Cảnh sát Hàn Quốc hôm 21.2 cho biết họ đang điều tra về một vụ đột nhập bí ẩn tại phòng khách sạn của một quan chức Indonesia ở Seoul.
Truyền thông Trung Quốc chỉ trích ý định biểu tình “kiểu Ả Rập” ở nước này trong khi các lãnh đạo kêu gọi cải thiện quản lý xã hội để giải tỏa bức xúc của dân.
Những diễn biến tại Trung Đông và Bắc Phi đang hậu thuẫn cho giá dầu, khi bất ổn ở khu vực chiếm hơn một nửa số thành viên của Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ Thế giới (OPEC) này đang thổi bùng lo ngại về nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày 20/2 cho biết ông muốn có một cuộc đàm phán "thẳng thắn" với Triều Tiên.