Vượt lên những khó khăn về ngân sách đến nỗi nhiều cơ quan Liên bang Mỹ suýt phải đóng cửa trong ngày 4-3 vừa qua vì hết tiền, các cuộc tập trận trải dài từ Caribe đến Thái Bình Dương và cuộc triển khai hải quân tới Địa Trung Hải vẫn được Nhà Trắng tiến hành.

 


Với quy mô lớn hơn và dày hơn về mật độ, đặc biệt tập trung trên vùng biển bờ Tây Thái Bình Dương, các cuộc tập trận chung do Mỹ khởi xướng và tiến hành cho thấy Nhà Trắng chưa lúc nào ngưng theo đuổi tham vọng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
 


Chiến xa Mỹ trong cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc đang diễn ra (từ ngày 28-2 đến 30-4).


Ngay lúc này, có tới 3 cuộc tập trận lớn với các đối tác của Mỹ đang diễn ra. Đó là cuộc tập trận chung thường niên với Hàn Quốc mang tên "Giải pháp Then chốt" (từ 28-2 đến 10-3) và "Đại bàng Non" (từ 28-2 đến 30-4). Gần như đồng thời với 2 cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, tại căn cứ không quân Nellis, Bang Nevada, Mỹ và Australia đang có cuộc tập trận chung không quân lớn nhất thế giới "Cờ đỏ 11-3" (từ 21-2 đến 15-3) với những bài tập không vận phối hợp của hàng trăm phi công và máy bay tiêm kích, vận tải cỡ lớn. Cũng trong lúc này, lực lượng quân đội Mỹ, Canada và 19 quốc gia Mỹ Latin và vùng Caribe tiến hành tập trận chung tại vùng biển Antigua Barbuda với tên gọi "Cánh ngầm 2011" (từ ngày 2 đến 19-3). Trước đó, Mỹ đã cùng Campuchia có cuộc tập trận hải quân chung kéo dài 1 tuần vừa kết thúc (2-3)... Cùng các cuộc tập trận đang diễn ra, 3 tàu tấn công đổ bộ của Mỹ là USS Kearsage và USS Ponce và USS Barry đã tiến vào Địa Trung Hải theo kênh đào Suez. Theo Nhà Trắng, cuộc di chuyển này là một trong những "lựa chọn" của Mỹ để giải quyết khủng hoảng hiện nay ở Libya. Quy mô các cuộc tập trận và di chuyển của ba lực lượng hải - lục - không quân Mỹ những ngày vừa qua cho thấy 2011 sẽ là năm của những cuộc tập trận lớn nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Điều này cũng cho thấy, một cuộc chuyển hướng rõ rệt về chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ trong thế kỷ XXI vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Điểm kết nối của chuỗi các cuộc tập trận từ Hàn Quốc - Nhật Bản đến Campuchia - Thái Lan cùng một số nước khác trong ASEAN và Australia diễn ra trong ít ngày qua và sẽ tiếp tục trong những ngày tới khẳng định ngoài chiến lược sức mạnh mềm, Mỹ chưa bao giờ từ bỏ sử dụng tiềm lực quân sự - sức mạnh cứng - để khẳng định ảnh hưởng trong khu vực. Đây hẳn là một khâu quan trọng trong chiến lược toàn cầu mà nước Mỹ đang theo đuổi. Rõ ràng, bất chấp cuộc khủng hoảng ngân sách chưa chấm dứt, các cuộc tập trận, đặc biệt trên Thái Bình Dương như một bước làm tăng tốc chuyển dịch chiến lược từ Tây sang Đông của Mỹ. Trong chiến lược đó, từ quan điểm kinh tế, ngoài hỗ trợ các đồng minh, Mỹ cũng sẽ tìm kiếm được không ít sự trợ giúp để bảo đảm và tăng cường sức mạnh.

Theo đuổi tham vọng toàn cầu, Mỹ không thể không đối mặt với những thách thức cũng ở quy mô toàn cầu. Nếu không có sự hợp tác rộng lớn, chắc chắn cuộc tìm kiếm ảnh hưởng mà Mỹ đang theo đuổi sẽ thành viển vông. Những gì đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi đã chứng tỏ điều đó khi Mỹ không tìm thấy sự đồng thuận về cuộc can thiệp quân sự đơn phương vào quốc gia có chủ quyền. Do đó, thúc đẩy một môi trường an ninh khu vực đáng tin cậy sẽ là hòn đá tảng để Mỹ có thể không chỉ đứng chân được tại một khu vực quan trọng cả về địa - chính trị lẫn địa - kinh tế mà còn ở nhiều điểm khác trên thế giới.

Bài toán ngân sách đang làm đau đầu Tổng thống B.Obama với số nợ quốc gia trong năm 2011 dự kiến lên tới 15.476 tỷ USD, chiếm 102,6% GDP. Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, nợ quốc gia của Mỹ vượt quá 100% GDP. Mức nợ khổng lồ này đang là một thách thức lớn của quân đội Mỹ khi chi phí cho các cuộc tập trận mỗi ngày đốt hàng triệu USD trên các đại dương. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và các đối tác sẽ dừng lại; ngược lại quy mô các cuộc tập trận còn được nâng lên rất nhiều mà cuộc tập trận Mỹ - Hàn đang diễn ra là một ví dụ.

Tham vọng toàn cầu đang thu hút nguồn lực đáng kể của nước Mỹ khi cơn khủng hoảng nợ đã cận kề. Chỉ có một chính sách hòa bình đúng đắn mới có thể giúp nước Mỹ thoát khỏi ám ảnh của súng đạn để thiết lập một môi trường an ninh toàn cầu mới.
 
                          
                                         Theo HaNoiMoi

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trong bối cảnh lạm phát, Ấn Độ tăng ngân sách cho y tế để chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhật Bản cử chiến đấu cơ truy đuổi máy bay Trung Quốc

Nhật Bản hôm qua lên tiếng bày tỏ quan ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, 1 ngày sau khi hai chiếc máy bay của hải quân Trung Quốc áp sát chuỗi đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.

Mỹ quyết đặt tên lửa ở Ba Lan

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua khẳng định lại kế hoạch của Washington triển khai các đơn vị tên lửa phòng thủ và không quân ở Ba Lan, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Nga.

Nhật đả kích Nga triển khai vũ khí trên đảo Kuril

Nhật Bản hôm qua 2.3 đã lên án và gọi kế hoạch triển khai tên lửa chống tàu ngầm của Nga tại đảo tranh chấp Kuril là "vô cùng đáng trách".

Nội chiến Libya bùng phát quanh kho dầu

Quân đội trung thành với đại tá Muammar Gadhafi hôm qua lần đầu tiến sang vùng phía đông đang trong tay phe chống chính phủ và cố chiếm một kho dầu ở thành phố Brega nhưng nhanh chóng bị đẩy lui.

Chính phủ Mỹ được gia hạn ngân sách để hoạt động

Trước tranh cãi dữ dội giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội Mỹ về ngân sách cho năm tài chính 2011, theo Reuters, ngày 2-3, nghị sĩ lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách tạm thời cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ đến ngày 18-3 sau khi năm tài chính 2010 kết thúc vào ngày 4-3.

Chính hiệp Trung Quốc với trọng tâm Kế hoạch 5 năm lần thứ 12

Kỳ họp thứ tư Chính hiệp Trung Quốc khoá XI sẽ khai mạc chiều hôm nay tại Bắc Kinh với nhiệm vụ quan trọng là đưa ra những ý kiến đóng góp cho ấn định và thực thi Kế hoạch 5 năm lần thứ 12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục