Hãng AFP đưa tin, sáng 17-3, bốn máy bay CH-47 của Lực lượng Phòng vệ (SDF) Nhật Bản đã dội nước xuống lò phản ứng số 3 và số 4 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1 bị hư hại do động đất và sóng thần. Các máy bay đã trút hơn 30 tấn nước vào các lò phản ứng số 3 và số 4.
Động thái diễn ra trong bối cảnh xuất hiện lo ngại các lò phản ứng này có thể làm rò rỉ hơi nước chứa phóng xạ do phần vỏ của lò bị hư hại. Mực nước trong các lò xuống thấp sau vụ động đất và sóng thần tuần trước, khiến lò không thể tự làm mát và gây các vụ nổ hoặc cháy. Hoạt động này nhằm giữ cho các thanh nhiên liệu nóng được ngập trong nước, ngăn chặn phóng xạ thoát ra ngoài khi các thanh nhiên liệu tiếp xúc với không khí. Trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy Fukushima số 1, lõi của các lò phản ứng số 1, 2, 3 được cho là đã bị nóng chảy một phần do hệ thống làm mát bị hỏng sau động đất.
Trực thăng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản dội nước làm mát nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. |
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa thừa nhận không còn nhiều thời gian để ngăn chặn sự phát tán của phóng xạ từ nhà máy địên hạt nhân Fukushima số 1 vào bầu không khí. Mối lo ngại lớn nhất là lò phản ứng số 3 bị hư hại, nơi mực nước trong bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng xuống thấp tới mức nguy hiểm. Cảnh sát Nhật Bản đã không thể sử dụng xe téc để phun nước làm mát các lò phản ứng do nồng độ phóng xạ ở khu vực phía trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 quá cao. Những chiếc xe buộc phải dừng lại ở một khoảng cách khá xa so với những lò phản ứng vì nồng độ phóng xạ. Do vậy, tia nước đã không thể vươn tới vị trí những lò phản ứng. Sau khi xe của cảnh sát thất bại, giới chức Nhật Bản ngay lập tức huy động những chiếc xe chuyên dụng của Lực lượng phòng vệ mặt đất vào cuộc.
Theo trang thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chiều 17-3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo cho đoàn ngoại giao các nước tới Tokyo rằng tình hình nhà máy điện Fukushima đã được cải thiện, tuy nhiên chưa thể hoàn toàn lạc quan ở thời điểm này. So với sáng thì trưa và chiều 17-3, theo số liệu đo đạc tại Nhà máy điện Fukushima, phóng xạ tại lò số 2, cổng nhà máy điện trong ảnh hưởng của lò số 4 đã giảm xuống. Tại khu Shinjuku, trung tâm của Tokyo, số đo phóng xạ chiều 17-3 là 0,053 micro Sv/h, tức là ở mức bình thường.
Bên cạnh nỗ lực dội nước làm mát, TEPCO cho biết họ sắp hoàn thành một đường dây điện mới, có thể cấp điện ngược trở lại cho nhà máy Fukushima số 1 và giúp ngăn rò rỉ phóng xạ. 20 nhân viên đang làm việc TEPCO, trong đó có một nam nhân viên 59 tuổi, từng có 40 năm kinh nghiệm làm việc tại các nhà máy điện hạt nhân đã tình nguyện tham gia ứng cứu tại nhà máy Fukushima. Nhật cũng bắt đầu kiểm tra nồng độ phóng xạ trong thực phẩm sau khi nhiều nước châu Á bắt đầu tỏ ra quan ngại về chất lượng thực phẩm nhập từ Nhật.
Trong khi đó, tại Tokyo đang xảy ra tình trạng mất điện trên diện rộng khiến sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Nhiều giao dịch tài chính không thể thực hiện được, thực phẩm đang trở nên khan hiếm. Số lượng người tháo chạy khỏi Tokyo đang ngày càng tăng, sân bay Narita đang trở nên quá tải.
Cộng đồng quốc tế lo ngại
Trong cuộc họp khẩn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano đã thừa nhận với báo giới rằng không chính xác khi nói tình hình đã vượt tầm kiểm soát nhưng “đang rất nghiêm trọng” khi đã có những hư hại tại 3 lò phản ứng số 1, số 2 và số 3 của nhà máy Fukushima số 1. Theo kế hoạch, ông Amano sẽ tới Nhật Bản đánh giá tình hình và tìm hiểu thêm thông tin cần thiết từ nhà chức trách. Cho đến nay, IAEA đã phái hai nhóm chuyên gia về an toàn hạt nhân và phòng chống phóng xạ đến hỗ trợ Nhật Bản xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Greg Jaczko, Chủ tịch Ủy ban điều tiết hạt nhân của Mỹ (NRC), cho rằng những nỗ lực làm nguội các lò phản ứng bằng nước biển và ngăn nguy cơ hạt nhân bị tan chảy tại nhà máy Fukushima số 1 đang không thu được thành công.
Các quan chức an toàn hạt nhân Pháp thì cảnh báo, tính từ 17-3, Nhật Bản chỉ còn 48 giờ để tránh xảy ra một thảm kịch Chernobyl thứ hai. Pháp tỏ ra bi quan về khả năng các kỹ sư có thể ngăn chặn được sự tan chảy tại tổ hợp hạt nhân Fukushima sau khi bể chứa các thanh nhiên liệu trở nên quá nóng.\
Theo SGGP
Theo thông tin Thanh Niên Online nhận được từ Đại sứ quán (ĐSQ) VN tại Nhật lúc 17 giờ chiều (16.3), đã có 84 người VN được đoàn xe của ĐSQ đón từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần đưa về Tokyo.
Theo AFP, 700 người dân Guatemala ngày 16-3 đã đệ đơn lên Tòa án Liên bang tại Washington thông qua hai Văn phòng luật sư Conrad Scherery Parcher và Waichman&Alonso để kiện Bộ Y tế Mỹ vì những thí nghiệm y học trên cơ thể người được tiến hành năm 1946 - 1948. Các nhà khoa học Mỹ khi ấy đã tiến hành thí nghiệm dù không có sự đồng ý của các nạn nhân
Cam-pu-chia đã ban hành một số các nghị định mới về hôn nhân giữa phụ nữ Cam-pu-chia và người nước ngoài. Theo đó, quy định người nước ngoài muốn kết hôn với phụ nữ Cam-pu-chia phải dưới 50 tuổi và có thu nhập hơn 2.550 USD/tháng. Việc ban hành các nghị định này nhằm đối phó hoạt động mua bán người
Sáng sớm nay (16.3), lò phản ứng số 4 tại nhà máy hạt nhân Fukushima số 1 lại một lần nữa bốc cháy. Vừa mới hôm qua, một vụ cháy nổ cũng đã xảy ra tại chính lò phản ứng này.
Thứ trưởng ngoại giao Nhật Makiko Kikuta hôm qua tuyên bố tổn thất do động đất và sóng thần gây ra khiến quốc gia này không khác gì vừa trải qua một cuộc chiến.
Theo BBC, những toán quân đầu tiên của các nước vùng Vịnh ngày 14-3 đã tới Bahrain theo lời yêu cầu của nước này.