Cơ quan điều hành nhà máy Fukushima I hôm nay khẳng định họ đã chặn được lỗ rò rỉ nước nhiễm xạ nồng độ cao ra biển, trong khi chính phủ xác nhận kế hoạch bao phủ nhà máy bị tàn phá bằng tấm phủ đặc biệt phải mất nhiều tháng để hoàn thành.

Kế hoạch bao phủ nhà máy bị tàn phá bằng tấm phủ đặc biệt không thể được thực hiện nhanh chóng

Hãng tin Nhật Bản Jiji Press dẫn lời quan chức Cơ quan Điện lực Tokyo (Tepco) khẳng định nước nhiễm phóng xạ của nhà máy hạt nhân bị tàn phá bởi thảm hoạ 11/3 đã ngừng rò rỉ ra Thái Bình Dương.

Hôm qua, TEPCO đã bơm dung dịch natri silicat để làm cứng vùng đất gần nơi có lỗ rò rỉ. Vết nứt này là ở lò phản ứng số 2 của Fukushima I, nơi hệ thống làm mát đã ngừng hoạt động từ sau thảm hoạ 11/3.

Trước đó, các nỗ lực bít lỗ rò rỉ này đều không thành.

Ngày 4/4, Nhật Bản bắt đầu cho thải nước nhiễm phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương, khẳng định rằng loại nước này chỉ bị nhiễm xạ nhẹ, do đó không tác hại đến sinh vật ngoài biển. Kế hoạch xả nước dự trù kéo dài 5 ngày.

Phía Nhật loan báo “không còn giải pháp nào khác ngoài việc thải 11.500 tấn nước bị nhiễm xạ nhẹ này ra Thái Bình Dương”. TEPCO không còn chỗ để chứa loại nước có độ nhiễm xạ cao hơn nữa.

Để hạn chế việc thải nước bị nhiễm xạ ra biển, TEPCO đã yêu cầu Nga cung cấp cho họ một nhà máy nổi, chuyên xử lý nước bị nhiễm phóng xạ. Một trong những nhà máy này được đặt tại Vladivostock, miền Viễn Đông nước Nga, chuyên “giải độc” cho các tàu ngầm nguyên tử của Nga.

Công việc thải nước sẽ kéo dài 5 ngày, thế nhưng ngay lập tức, Hàn Quốc đã tỏ ý quan ngại trước nguy cơ ngành đánh cá của họ có thể bị thiệt hại do tình trạng nước biển bị nhiễm xạ.

Hàn Quốc đã chất vấn Tokyo về quyết định bơm hơn một chục ngàn tấn nước bị nhiễm phóng xạ tại nhà máy Fukushima ra biển. Là nước kế cận Nhật Bản, Hàn Quốc lo ngại bị ảnh hưởng.

Theo ông Cho Byung Jae, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Đại sứ quán của họ tại Tokyo đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản giải thích về vụ thải nước này. Theo ông Cho Byung Jae, vì đó là nước bị nhiễm phóng xạ hạt nhân, cho nên Hàn Quốc cần phải được Nhật Bản cung cấp thêm dữ liệu khoa học về việc này.

Trên đất liền, tỉnh Fukushima đang cho đo lường mức độ phóng xạ tại hơn một nghìn công viên, vườn trẻ hay sân trường học trong vùng. Các bậc phụ huynh học sinh ngày càng lo ngại là tỷ lệ phóng xạ có thể làm tổn hại sức khỏe con em của họ.

Nhưng các chuyên gia hạt nhân Nhật Bản độc lập đã không khỏi lo ngại trước hai nguy cơ: trước hết là một vụ nổ tương tự như một ngọn núi lửa dưới sức ép của khối lượng hơi nước tích tụ càng lúc càng nhiều trong 6 lò hạt nhân tại Fukushima, và tiếp đến là việc các thanh nhiên liệu hạt nhân đã bắt đầu bị nung chảy.

Trong khi đó, theo tuyên bố mới nhất từ phía chính phủ Nhật Bản, kế hoạch bao phủ nhà máy bị tàn phá bằng tấm phủ đặc biệt để ngăn chặn rò rỉ phóng xạ không thể được thực hiện nhanh chóng, mà sớm nhất là được triển khai vào tháng 9, do lượng phóng xạ cao đang cản trở công việc tại chỗ.

                                                                                     Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Mất vài tháng” để ngăn rò rỉ, nỗ lực ở Fukushima vẫn quyết liệt

Chính phủ Nhật Bản cảnh báo có thể mất vài tháng để ngăn chặn phóng xạ rò rỉ ra biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở phía Bắc thủ đô Tokyo. Trong khi đó, tinh thần quả cảm và quyết tâm chiến thắng vẫn hiển hiện từng giờ từng phút ở nơi này.

Mỹ nhất trí kéo dài chiến dịch không kích ở Libya

Ngày 3/4, Lầu Năm Góc cho biết theo đề nghị của NATO, Mỹ đã nhất trí tiến hành các cuộc không kích vào Libya đến hết ngày 4/4 do "thời tiết xấu trong những ngày qua."

Tổng thống Yemen sẵn sàng chuyển giao quyền lực

Ngày 3/4, Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh kêu gọi phe đối lập chấm dứt biểu tình để đạt được một giải pháp và tuyên bố sẵn sàng đàm phán chuyển giao quyền lực hòa bình.

Động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Indonesia

Sáng nay, một trận động đất mạnh, mà theo cơ quan động đất Indonesia là có tâm trấn chỉ cách mặt đất 10km, đã làm rung chuyển phía nam nước này, ở khu vực thuộc Ấn Độ Dương. Cảnh báo sóng thần được ban bố, nhưng đã được dỡ bỏ sau đó.

Tình hình Trung Đông-Bắc Phi: Làn sóng biểu tình tiếp diễn

Những cuộc biểu tình lại sôi động trên toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi ngày thứ Sáu, đặc biệt là tại Syria - nơi ít nhất 4 người thiệt mạng khi làn sóng biểu tình mới chống chính phủ trên cả nước biến thành bạo động.

Mười nhân viên LHQ chết khi trụ sở bị tấn công

Cảnh sát Afghanistan cho biết, ngày 1/4, mười nhân viên làm việc tại Văn phòng Liên Hiệp quốc ở thành phố Mazar-i-Sharif phía Bắc Afghanistan đã thiệt mạng khi một nhóm người biểu tình tấn công vào văn phòng này nhằm phản đối vụ một mục sư người Mỹ đốt kinh Koran của người Hồi giáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục