Sáng sớm ngày 4/4, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại tỉnh Java (Indonesia), phía nam Ấn Độ Dương, các nhà địa chấn học đã đưa ra cảnh báo sóng thần ngay sau đó, tuy nhiên vẫn chưa có báo cáo thiệt hại về người và của.
Cơ quan khí tượng, địa chất Indonesia cho biết trận động đất xảy ra vào lúc 3h06 ngày 4/4 (theo giờ địa phương), tâm chấn nằm cách Cilacap (Trung Java, Indonesia) 293 km về phía tây bắc, ở độ sâu 10 km.Tuy nhiên, theo cơ quan thăm dò địa chất Mỹ, trận động đất mạnh 6,7 độ richter với tâm chấn sâu 24 km.
Được biết, sau khi trận động đất xảy ra, nhiều người dân đã nhanh chóng chạy ra khỏi nhà. Người dân ở Thủ đô Jakarta, Tây Java và Yogyakarta cũng cảm nhận được dư chấn khá mạnh.
Indonesia nằm trong vành đại địa chấn Thái Bình Dương, mỗi năm xảy ra hàng ngàn trận động đất lớn nhỏ. Tháng 12/2004, tại khu vực Aceh (Indonesia) xảy ra trận động đất mạnh 7,9 độ richter và gây ra sóng thần khiến hơn 200.000 người thiệt mạng, 500.000 người mất nhà cửa.
Theo Vnn
Ngày 3/4, Lầu Năm Góc cho biết theo đề nghị của NATO, Mỹ đã nhất trí tiến hành các cuộc không kích vào Libya đến hết ngày 4/4 do "thời tiết xấu trong những ngày qua."
Ngày 3/4, Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh kêu gọi phe đối lập chấm dứt biểu tình để đạt được một giải pháp và tuyên bố sẵn sàng đàm phán chuyển giao quyền lực hòa bình.
Sáng nay, một trận động đất mạnh, mà theo cơ quan động đất Indonesia là có tâm trấn chỉ cách mặt đất 10km, đã làm rung chuyển phía nam nước này, ở khu vực thuộc Ấn Độ Dương. Cảnh báo sóng thần được ban bố, nhưng đã được dỡ bỏ sau đó.
Những cuộc biểu tình lại sôi động trên toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi ngày thứ Sáu, đặc biệt là tại Syria - nơi ít nhất 4 người thiệt mạng khi làn sóng biểu tình mới chống chính phủ trên cả nước biến thành bạo động.
Cảnh sát Afghanistan cho biết, ngày 1/4, mười nhân viên làm việc tại Văn phòng Liên Hiệp quốc ở thành phố Mazar-i-Sharif phía Bắc Afghanistan đã thiệt mạng khi một nhóm người biểu tình tấn công vào văn phòng này nhằm phản đối vụ một mục sư người Mỹ đốt kinh Koran của người Hồi giáo.
Ngày 1.4, Uỷ ban An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản (NISA) yêu cầu Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) kiểm tra lại toàn bộ các kết quả xét nghiệm phóng xạ có trong các mẫu phẩm không khí, nước biển và nước ngầm.