Khoảng 70% người dân Nhật Bản sẵn sàng chấp nhận mức đóng thuế cao hơn để phục hồi kinh tế quốc gia sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3. Cũng chừng ấy số người được hỏi cho rằng Thủ tướng Naoto Kan nên được thay thế bằng một nhân vật khác.

Tepco đo được các mức phóng xạ từ 10-49 millisievert/giờ trong tòa nhà lò phản ứng số 1, và từ 28-57 millisievert/giờ trong tòa nhà lò phản ứng số 3.

Đó là kết quả cuộc thăm dò dư luận công chúng được công bố hôm qua trên Nikkei - tờ báo kinh doanh ở Nhật Bản.

Theo kết quả thăm dò trên, đa số người được hỏi cho rằng chính phủ “thể hiện năng lực kém” trong quá trình khắc phục hậu quả thiên tai ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.

Theo quan điểm của những người dân này, ông Naoto Kan đã “không thể hiện được phẩm chất thủ lĩnh cần có”khi lãnh đạo đất nước đối phó với cuộc khủng hoảng mà thiên tai gây ra. Đến 70% số người được hỏi cho rằng Thủ tướng Naoto Kan nên từ chức.

Thủ tướng Naoto Kan khẳng định chính phủ của ông đang nỗ lực hết sức để đối phó với hậu quả của thiên tai.

Thiệt hại về vật chất trong thảm hoạ 11/3 ước tính khoảng 300 tỷ USD. Hơn 13.000 người được xác nhận đã chết và hàng chục nghìn người mất nhà cửa.

Do sự tàn phá của động đất và sóng thần, hệ thống làm mát trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I bị hư hại, sau đó xảy ra nổ dẫn đến phát tán các nguyên tố phóng xạ vào không khí và nước.

Hôm 17/4, Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, đã đưa các robot điều khiển từ xa do Mỹ chế tạo vào tầng 1 của các tòa nhà lò phản ứng số 1 và số 3 để đo mức phóng xạ, nhiệt độ và nồng độ ôxy.

Hôm qua, công ty công bố đo được các mức phóng xạ từ 10-49 millisievert/giờ trong tòa nhà lò phản ứng số 1, và từ 28-57 millisievert/giờ trong tòa nhà lò phản ứng số 3. Dựa trên dữ liệu thu được, công ty sẽ nghiên cứu những việc có thể làm trong các tòa nhà lò phản ứng.

Trong khi đó, mức nước nhiễm xạ cao trong đường hầm trong lò phản ứng số 2 tiếp tục tăng lên.

Tepco hy vọng sẽ bơm được nước nhiễm phóng xạ từ đường hầm này ra một cơ sở xử lý nước thải tại chỗ, vào cuối tuần này.

                                                                                     Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Công nhân TEPCO làm việc tại Nhà máy Fukushima số 1 - Ảnh: Reuters.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lốc xoáy tràn qua một nửa nước Mỹ, 45 người chết

Ít nhất 45 người đã thiệt mạng trong trận bão kèm theo hàng trăm cơn lốc xoáy được coi là tệ hại nhất từng ập vào Mỹ trong suốt hơn 2 thập niên qua, gây ảnh hưởng đến một nửa lãnh thổ nước này, trong đó Bắc Carolina chịu hậu quả nặng nề.

Khai mạc Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Cuba

Ngày 16-4, Đài truyền hình Cuba đưa tin 1.000 đại biểu đại diện cho 850.000 đảng viên đến từ khắp các tỉnh thành của đất nước đã tới thủ đô La Habana dự lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI.

Bế mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2011

Ngày 16-4, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2011 với chủ đề "Phát triển toàn diện: Chương trình nghị sự chung và các thách thức mới", đã bế mạc tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Thư New York Cấm trò đỏ đen trên mạng

Những ngày này, dân chơi poker qua mạng ở New York đang gặp khó. Không gọi là “khó” sao được khi các website đánh poker trực tuyến đã bị dừng hoạt động. Cứ mở một website là lại thấy hiện ra dòng chữ: “Địa chỉ này bị kiểm soát bởi FBI (Cục Điều tra liên bang Mỹ)”.

Gian nan bình ổn tài chính toàn cầu

Thách thức chủ yếu của tiến trình ổn định hệ thống tài chính thế giới hiện nay là cải tổ hệ thống ngân hàng, giải quyết mức nợ công cao mà không phương hại đến sự ổn định tài chính và tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Với mục đích này, IMF đề xuất lộ trình 4 bước gồm: Giảm gánh nặng nợ công và tăng cường cân bằng tài chính; làm trong sạch các quyết toán của hệ thống ngân hàng thông qua giải quyết các khoản nợ xấu và tăng vốn; giải quyết nợ thế chấp xấu và giảm các nguồn gốc vốn thế chấp; cẩn trọng phòng ngừa sự phát triển quá nóng và nguy cơ mất cân bằng tài chính trong các nền kinh tế mới nổi.

IAEA trấn an dư luận về sự cố hạt nhân tại Nhật Bản

Hôm 12/4, tức là chỉ vài giờ sau khi Nhật Bản nâng mức báo động hạt nhân từ cấp số 5 lên cấp số 7, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Denis Flory tuyên bố, sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi của Nhật Bản hoàn toàn khác so với thảm họa hạt nhân Chernobyl.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục