Các chuyên gia hạt nhân và các nhà địa chất học cảnh báo: Ít nhất 32 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động hoặc đang xây dựng ở Châu Á đứng trước nguy cơ bị sóng thần tấn công.

Nhà máy điện hạt nhân Ling’ao bên bờ vịnh Đại Á, gần Thâm Quyến, Trung Quốc.
Nhà máy điện hạt nhân Ling’ao bên bờ vịnh Đại Á, gần Thâm Quyến, Trung Quốc.

Thiếu thông tin

Bộ khung của một nhà máy điện nguyên tử được xếp vào loại lớn nhất thế giới đang dần hình thành bên bờ biển phía đông nam Trung Quốc, ngay cửa ngõ Hồng Kông. Ba nhà máy khác gần đó hoặc đang hoạt động, hoặc đang xây dựng. Các nhà máy của Trung Quốc nằm trong vòng vài trăm kilômét thuộc vùng đứt gãy ngầm của trái đất giống khu vực đã sinh ra trận động đất lớn nhất kèm sóng thần vừa qua ở Fukushima.

Vùng đứt gãy ngầm này - hay còn gọi là rãnh Manila - chưa từng gây ra trận động đất lớn nào trong ít nhất 440 năm qua, nên các chuyên gia cho rằng sức ép vẫn đang tiếp tục dồn nén, làm tăng nguy cơ bùng nổ. Nếu điều đó xảy ra, 4 nhà máy ở miền nam Trung Quốc và một nhà máy nữa ở cực nam Đài Loan sẽ nằm trên con đường đi qua của sóng thần. David Yuen - Giáo sư Đại học Minnesota (Mỹ) - khẳng định: “Chúng ta phải dự đoán trước rằng các nhà máy sẽ bị tấn công. Có thể không phải 10 năm nữa mà 50 đến 100 năm nữa”.

Châu Á - một trong những vùng có các hoạt động địa chấn nhiều nhất thế giới - đang trải qua thời kỳ hưng thịnh của hạt nhân để cung cấp đủ điện cho dân số khổng lồ và các nền kinh tế đang bùng nổ. Tuy nhiên, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, một vài quốc gia khác dù đang “sốt” xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên bờ biển, song được cho là ít sử dụng khoa học mới để xác định xem những khu vực đó có an toàn không.

Theo các chuyên gia, 32 nhà máy điện hạt nhân ở Châu Á có nguy cơ bị sóng thần tấn công. Ngay cả khi các quốc gia đã có đánh giá thích hợp về tác động địa chấn, nhiều trường hợp họ cũng không chia sẻ các thông tin đó với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), khiến các chuyên gia rất mù mờ thông tin.

Những nghiên cứu này rất quan trọng trong việc quyết định đặt nhà máy điện hạt nhân ở đâu. Bởi hầu hết các nhà máy được xây dựng bên bờ biển, bên sông hồ để cung cấp đủ lượng nước khổng lồ cho các lò phản ứng khỏi quá nóng. Những lò phản ứng trên đồi cao hoặc vách đá cũng có nguy cơ bị đe doạ, bởi đường ống dùng đưa nước làm nguội có thể bị hỏng khi có sóng thần.

Bài học Nhật Bản

Các chuyên gia hy vọng rằng, Nhật Bản đã đem lại một bài học quan trọng cho thế giới: Khi nói đến an toàn hạt nhân, phải tưởng tượng ra cả những điều không thể tưởng tượng nổi. Đây không phải lần đầu tiên sóng thần đe doạ lò phản ứng hạt nhân. Động đất và sóng thần năm 2004 đã khiến các đợt sóng kéo đến tận một nhà máy điện hạt nhân ở thị trấn Kalpakkam ở miền nam Ấn Độ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử của đất nước này, cách tâm chấn khoảng 1.700km. Tuần trước, một quan chức Chính phủ Ấn Độ nói rằng, Ấn Độ sẽ rà soát lại an toàn ở tất cả các nhà máy điện hạt nhân để ngăn chặn thảm hoạ như Nhật Bản.

Chưa rõ thảm hoạ ở Nhật có phải là hồi chuông cảnh tỉnh với Trung Quốc hay không. Trước đây, nhà chức trách Trung Quốc nói rằng, các nhà máy dọc bờ biển đông nam nước này sử dụng công nghệ hiện đại nhất, có thể chịu đựng được các trận bão khổng lồ. Còn về khả năng sóng thần, ông Li Zhong-Cheng (Trung tâm Năng lượng quốc gia Trung Quốc) phát biểu trên tờ China Daily rằng, các vùng ven biển của Trung Quốc được bảo vệ bởi thềm lục địa rộng và nông, không tạo điều kiện cho việc hình thành sóng lớn do động đất. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho biết, chưa đủ nghiên cứu để tuyên bố như vậy.

                                                                         Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


ĐHĐ LHQ khóa 78: Thúc đẩy tăng cường sự hiện diện của nữ giới

Tổng cộng 130 nhà lãnh đạo thế giới và hơn 50 quan chức có bài phát biểu tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 78 diễn ra ở thành phố New York (Mỹ) trong tuần qua, song tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm chưa đầy 12%.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ thổi bùng làn sóng trộm cắp ở Australia, New Zealand

Một người đàn ông chạy ra khỏi siêu thị ở New Zealand cầm theo những chiếc túi nhồi nhét chín cái chân cừu mà không thanh toán.

Bạo lực lại bùng lên ở Kosovo

Theo tờ Deutsche Welle của Đức ngày 26/9, sau cuộc đụng độ giữa các tay súng người Serbia và cảnh sát Kosovo tại làng Banjska ở phía bắc Kosovo gần biên giới Serbia khiến 5 người thiệt mạng, khu vực này đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Hàn - Trung - Nhật nhất trí sớm nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên

Theo hãng tin Yonhap, ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên vào thời gian sớm nhất sau thời gian dài đình trệ.

Thêm một tàu chở hàng khởi hành từ cảng của Ukraine trên Biển Đen

Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục