Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa làm nản lòng một số nước trong Hội đồng Bảo an LHQ khi tuyên bố Nga sẽ không ủng hộ việc sử dụng vũ lực chống lại Syria.

 

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn của Thời báo Tài chính của Anh, số ra ngày 20-6, ông Medvedev nói: “Cái mà tôi không sẵn sàng ủng hộ là một nghị quyết (tương tự như nghị quyết về Libya) vì tôi tin chắc rằng một nghị quyết đúng đắn đã bị biến thành một mảnh giấy đang được sử dụng để che đậy một chiến dịch quân sự vô nghĩa”. Ông ám chỉ phiên bỏ phiếu hồi tháng 3 tại Hội đồng Bảo an LHQ mở đường cho một chiến dịch quân sự chống quốc gia Bắc Phi này.

Tổng thống Nga cho biết: “Tôi không chắc rằng ngay bây giờ cần phải có bất cứ nghị quyết nào vì nghị quyết có thể nói một đằng, nhưng hành động lại hoàn toàn khác. Nghị quyết có thể nói: Chúng tôi lên án việc sử dụng vũ lực ở Syria và sau đó các máy bay sẽ cất cánh”.

Lần đầu tiên Tổng thống Nga đã vạch mặt cái gọi là thực thi nghị quyết bảo vệ dân thường của Hội đồng Bảo an LHQ để trừng phạt Libya. Còn nhớ hồi đầu năm, Nga, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng Nghị quyết 1973, và gián tiếp mở đường cho việc thông qua nghị quyết.

Lúc đó Nga cho rằng nghị quyết là cần thiết để bảo vệ dân thường Libya. Nhưng giờ đây thái độ của nhà lãnh đạo Nga cho thấy Nga đã hiểu rằng những nghị quyết kiểu giống như nghị quyết về Libya chỉ là tấm bình phong cho một âm mưu của phương Tây. Họ đã lợi dụng những câu chữ không rõ ràng trong văn bản này để thực hiện chiến dịch phục vụ cho lợi ích của mình.

Trong văn bản ghi rõ LHQ sử dụng “tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường. Theo Hiến chương LHQ “tất cả các biện pháp cần thiết” trước hết phải là các biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột, chứ không phải được suy diễn theo NATO là tất cả các biện pháp kể cả biện pháp vũ lực.

Rõ ràng, trước thời điểm liên quân tấn công Libya, những biện pháp hòa bình không hề được tính đến. Lẽ ra, một phái đoàn quốc tế cấp cao - có thể gồm đại diện của Liên đoàn Arab (AL), Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) và LHQ - phải được phái đến Tripoli tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn và thiết lập một cơ chế cho bầu cử, bảo vệ dân thường. Tiếc thay biện pháp đầu tiên họ sử dụng lại là bắt đầu cuộc chiến tranh. Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ cũng không cho phép thay đổi một chế độ. Nhưng NATO ngày càng bộc lộ rõ ý đồ lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo Gaddafi.

Từ trước đến nay, một số nước thành viên thường trực HĐBA LHQ có đến 3 cách để giải quyết vấn đề lý do của một cuộc chiến: hoặc trình HĐBA một nghị quyết cho phép dùng vũ lực nếu họ thấy chắc chắn sẽ được thông qua; hoặc trình hội đồng một nghị quyết cấm vận rồi lợi dụng câu chữ không rõ ràng để tiến hành chiến tranh; hoặc nếu dự báo một nghị quyết khó có khả năng thông qua thì họ qua mặt hội đồng và đơn phương tiến hành chiến tranh như chiến tranh Nam Tư năm 1999, chiến tranh Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003…

Mỗi quốc gia thành viên thường trực và không thường trực HĐBA LHQ đều có ảnh hưởng rất lớn đến hòa bình, an ninh ổn định trên thế giới. Cộng đồng quốc tế trao cho họ quyền để gìn giữ hòa bình, không phải quyền để tiến hành chiến tranh. Hãy nhớ mỗi lá phiếu của họ có thể là sinh mạng của hàng ngàn người vô tội. 

 

                                                                                           Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Không quốc gia nào có quyền áp đặt trong vấn đề Biển Đông

Những căng thẳng trong vấn đề biển Đông thời gian qua đang khiến dư luận thế giới lo ngại. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp ngoại giao, kiên trì theo đuổi đường lối hòa bình, hợp tác, các nước trong khu vực đang cố gắng giải quyết tranh chấp một cách hợp tình, hợp lý và đúng với Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982. Nguyên tắc không quốc gia nào có quyền áp đặt trong vấn đề biển Đông đang được coi là kim chỉ nam hành động của cả khu vực.

Philippines sẽ đưa Trung Quốc ra Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao Philippines sẽ trình lên Liên hợp quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng nước mà Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.

Trường học, khách sạn Anh - mục tiêu tấn công của Al Qaeda

Một trường học hàng đầu của Anh và một khách sạn tại London nằm trong danh sách các mục tiêu tấn công khủng bố được tìm thấy trên xác của một cấp chỉ huy hàng đầu của Al Qaeda bị bắn chết tại Somalia.

Áo hoãn bán hai ngọn núi

Áo đã quyết định hoãn việc bán hai ngọn núi trong dãy Alps sau khi vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ phe đối lập và cộng đồng thế giới.

Tàu chiến Mỹ đến biển Đen, Nga phản ứng

Nga đã phản ứng dữ dội việc tàu chiến Mỹ USS Monterey đến biển Đen tham dự cuộc tập trận Gió biển 2011 từ ngày 6 đến 18-6 với Ukraine và hải quân các quốc gia khác.

Khẳng định vị thế trên cán cân quyền lực

Ngày 15-6, lãnh đạo 6 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm LB Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Astana (Kazakhstan).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục