Ngày 29.6, Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo nghị quyết trao cho Tổng thống Barack Obama quyền “hạn chế” để tiếp tục chiến dịch quân sự của Mỹ tại Libya.
Lệnh truy nã Gaddafi và hai cố vấn hàng đầu của ông là con trai Saif al-Islam và Giám đốc Tình báo Abdullah al-Sanussi |
Nghị quyết trên - do Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ John Kerry và Thượng nghị sĩ Cộng hoà John McCain đề xuất - sẽ cho phép chính quyền Mỹ tiếp tục tham gia hành động can thiệp quân sự do NATO đứng đầu ở Libya; song nó không cho phép Mỹ điều bộ binh đến quốc gia Bắc Phi này. Nghị quyết trên sẽ được tiếp tục đưa ra cân nhắc tại phiên họp toàn thể Thượng viện Mỹ vào ngày 11.7.
Sự phê chuẩn của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã khiến chia rẽ trong Quốc hội Mỹ về cuộc chiến Libya thêm sâu sắc, khi chỉ ba ngày trước đó hạ viện đã bác bỏ dự thảo nghị quyết tương tự với số phiếu áp đảo. Nó cũng khiến nước Mỹ tiếp tục tranh luận về việc ai là người có thẩm quyền về quyết định tham chiến, quốc hội hay tổng thống. Ông Obama đã “chọc giận” các nghị sĩ Mỹ khi yêu cầu không kích xuống Libya hôm 19.3 và sau đó không cần đến sự cho phép của quốc hội để kéo dài sự tham chiến của Mỹ quá 60 ngày, vi phạm Nghị quyết quyền lực chiến tranh năm 1973.
Tại Libya, chính quyền nước này đã bác bỏ quyết định của Toà án Tội phạm quốc tế (ICC) The Hague đòi truy nã nhà lãnh đạo Gaddafi và hai cố vấn hàng đầu của ông là con trai Saif al-Islam và Giám đốc Tình báo Abdullah al-Sanussi (ảnh). Theo The Hague, cả ba người này đều phải “chịu trách nhiệm hình sự” cho các vụ giết hại và thảm sát thường dân kể từ khi xung đột tại Libya nổ ra từ ngày 15.2.2011. Song phát ngôn viên chính quyền Libya - ông Mohammad al-Qamoodi - cho rằng, Toà án The Hague chỉ là “một công cụ của phương Tây nhằm truy tố các nhà lãnh đạo tại thế giới thứ ba”.
Ngày 29.6, Công tố viên trưởng ICC Moreno-Ocampo dự đoán chính quyền của ông Gaddafi sẽ “sụp đổ trong vòng 2 đến 3 tháng tới” trước sức tấn công ngày càng mạnh của phe đối lập tại Tripoli. “Đó chỉ còn là vấn đề thời gian. Ông Gaddafi sẽ phải đối mặt với các cáo trạng chiến tranh” - ông Moreno-Ocampo phát biểu với các phóng viên.
Theo Báo Laodong
Tân Hoa Xã đưa tin, Bộ Quốc phòng Campuchia ngày 28/6 đã ra tuyên bố bác tin nước này vừa tăng quân và triển khai thêm vũ khí tới khu vực biên giới với Thái Lan.
Bắc Kinh lại lên tiếng phê phán nghị quyết của Thượng viện Mỹ về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là vô lý.
Nga hôm qua đã thử thành công tên lửa xuyên lục địa mới mà Mátxcơva gọi là nền móng cho kho vũ khí hạt nhân của nước này trong thập kỷ tới - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
Philippines và Mỹ hôm nay bắt đầu cuộc tập trận hải quân ở ngoài khơi tỉnh Palawan, khi hai đồng minh lâu đời này theo đuổi mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ hơn.
Nội các an ninh của Israel ngày 27/6 đã ra lệnh cho lực lượng hải quân nước này ngăn chặn các tàu hàng viện trợ của cộng đồng quốc tế đi qua khu vực phong tỏa trên biển để tới Dải Gaza của Palestine.
Ngày 27-6, 4 thủ lĩnh hàng đầu của chế độ Khmer đỏ đã phải hầu tòa vì những tội ác phi nhân tính đã gây ra cho người dân Campuchia. Hơn bao giờ hết, những nạn nhân sống sót của chế độ bạo tàn mong mỏi công lý sẽ được thực thi, trả lại sự công bằng cho những người đã chết bởi một trong những tội ác diệt chủng đáng sợ của loài người.