Chiều 21-7, tàu con thoi Atlantis của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hạ cánh xuống Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida, chấm dứt 30 năm huy hoàng của chương trình tàu con thoi Mỹ.

Mô hình tàu Dream Chaser - Ảnh: Universetoday

Chương trình tàu con thoi NASA bao gồm năm tàu con thoi Atlantis, Challenger, Columbia, Discovery và Endeavour. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện ngày 12-4-1981. Hai tàu Challenger và Columbia bị phá hủy trong các vụ tai nạn hồi năm 1986 và 2003 làm tổng cộng 14 phi hành gia thiệt mạng. Đội tàu con thoi của NASA còn có tàu mẫu Enterprise chưa bao giờ bay trên không gian. Sau khi “về hưu”, các tàu con thoi NASA sẽ nghỉ ngơi trong các viện bảo tàng.

Như vậy, với sự kiện tàu Atlantis hạ cánh, một thời kỳ 30 năm Mỹ độc chiếm trong lĩnh vực đưa người lên vũ trụ đã chấm dứt. Khi tất cả các tàu con thoi đều “nghỉ hưu”, NASA sẽ không còn phương tiện để đưa các phi hành gia lên quỹ đạo. Trước mắt, NASA sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào tàu Soyuz của Nga để thực hiện các sứ mệnh đưa người lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trên quỹ đạo. Về lâu dài, NASA sẽ dựa vào các công ty tư nhân để đóng các tàu không gian thế hệ mới nhằm đưa người và hàng hóa lên ISS và bay vào vũ trụ.

Hiện tại NASA đã cung cấp kinh phí cho bốn công ty đóng các loại tàu vũ trụ mới để có thể bắt đầu xuất xưởng từ năm 2015.

Loại thứ nhất là tàu vận chuyển đa mục đích (MPCV) dựa trên thiết kế của tàu vũ trụ Orion có khả năng chở bốn phi hành gia bay vào vũ trụ. Chi phí sản xuất tàu MPCV đã lên đến 5 tỉ USD. Dự báo MPCV sẽ bắt đầu bay vào năm 2020 và có thể được sử dụng để đưa người lên sao Hỏa vào năm 2030.

Loại thứ hai là tàu Dream Chaser, được sản xuất với 100 triệu USD do NASA hỗ trợ để chở bảy phi hành gia, có khả năng đáp xuống các đường băng thông dụng giống như tàu con thoi. Nhiều khả năng loại tàu này bắt đầu hoạt động từ năm 2015.

 

                                                                           Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân trả lời báo chí.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Philippines nhờ LHQ "xử" tranh chấp tại Biển Đông

Philippines ngày 19/7 tuyên bố có kế hoạch tìm kiếm sự phân xử của Liên hợp quốc (LHQ) về những tranh cãi chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang tại vùng biển giàu tài nguyên này.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44

Sáng 19-7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 (AMM 44) đã khai mạc tại Bali, Indonesia.

Em gái Thaksin tiến gần hơn tới chức Thủ tướng Thái

Uỷ ban bầu cử chính thức của Thái Lan hôm qua đã công nhận bà Yingluck Shinawatra là nghị sĩ quốc hội, rộng đường cho bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.

Cố vấn của Tổng thống Afghanistan bị Taliban sát hại

Tình hình chính trị và an ninh tại Afghanistan càng trở nên căng thẳng và phức tạp sau khi ông Jan Mohammad Khan, một trong các cố vấn chủ chốt của Tổng thống Hamid Karzai bị ám sát đêm 17/7. Cùng bị sát hại trong đêm 17/7 còn có ông Hashim Watanwal, nghị sỹ của tỉnh Uruzgan.

“ASEAN hoàn tất quy tắc hướng dẫn thi hành DOC cuối năm nay”

ASEAN và Trung Quốc hy vọng sẽ hoàn tất bản quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào cuối năm nay - báo chí khu vực hôm qua dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói.

Mỹ và Libya lần đầu "mặt đối mặt"

Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận, quan chức nước này và các đặc phái viên của Libya đã có cuộc đối thoại trực tiếp. Đây là động thái cho thấy NATO đang muốn tìm kiếm một thỏa thuận với Gaddafi để kết thúc những bế tắc tại Libya.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục