Một số nước và vùng lãnh thổ đang quan ngại sâu sắc về vấn đề an ninh đối với Huawei (Hoa Vi), nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết các nhà mạng đang hoạt động tại VN đều có sử dụng thiết bị của Huawei.

Theo nguồn tin của Thanh Niên, Huawei đã ký hợp đồng với hai đối tác ở VN về việc triển khai mạng HSPA+. Theo đó, Huawei sẽ đặt hàng ngàn trạm gốc ở Hà Nội, Đà Nẵng và một phần của khu vực TP.HCM. Dựa trên trạm thu phát gốc BTS tiên tiến thế hệ thứ 4 của công ty và khả năng HSPA+/UMTS, mạng 3G này sẽ cho phép việc cung cấp tốc độ băng rộng di động rất nhanh, lên đến 21 Mb/s cho khách hàng. Theo như tuyên bố của Huawei, mạng  HSPA+ mới ở VN này sẽ là một trong những mạng 3G nhanh nhất thế giới…


Huawei đang phát triển mạnh trên toàn cầu nhưng lại gây quan ngại về an ninh -  Ảnh: China-defense-mashup.com 

Trả lời câu hỏi liệu có nguy cơ về an ninh thông tin từ những thiết bị mạng do Huawei cung cấp hay không, đại diện Công ty MobiFone cho biết thời gian qua cũng nhận được những thông tin nêu trên qua báo chí. Nhưng đó là những thông tin không xuất phát từ các đơn vị có chức năng kiểm định chất lượng mạng di động nên công ty cũng khó đánh giá được mức độ chính xác đến đâu. Tuy nhiên, MobiFone khẳng định qua thời gian sử dụng 5-7 năm nay thì các thiết bị vẫn đảm bảo được chất lượng. Hơn nữa, công ty và đối tác Huawei đã có quy trình và phương án phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tuyệt đối vấn đề an toàn thông tin cho người dùng.

Không chỉ nổi tiếng với việc cung cấp các thiết bị mạng, Huawei hiện cũng nổi lên với việc cung cấp hàng loạt thiết bị đầu cuối cho người dùng như điện thoại di động Smartphone, bao gồm sử dụng nhiều mạng khác nhau như UMTS, GSM, CDMA và TD-SCDMA; máy tính bảng; thiết bị di động như WiMax, USB 3G… Đại diện nhà mạng Vinaphone cho rằng những sản phẩm đầu cuối như ĐTDĐ, USB 3G hay máy tính bảng là những thiết bị có cấu trúc đơn giản, rất dễ kiểm tra và hầu như không có khả năng gây nguy cơ mất an toàn thông tin hay có hại cho người dùng.

Các nhà cung cấp hoàn toàn có khả năng đưa vào thiết bị mạng những tính năng ẩn để điều khiển hoạt động của mạng thông tin

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng Công ty an ninh mạng BKAV

Trong khi đó ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng Công ty an ninh mạng BKAV, cho rằng các nhà cung cấp hoàn toàn có khả năng đưa vào thiết bị mạng những tính năng ẩn để điều khiển hoạt động của mạng thông tin. Vì vậy đối với hạ tầng mạng quan trọng của một quốc gia (ví dụ như trong quân đội) thì nhiều nơi chi tiền mạnh tay để có thể tự thiết lập mạng riêng của mình. Trong trường hợp sử dụng thiết bị mạng mua ngoài thì phải có sự kiểm tra đánh giá chất lượng từ các cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí nhà mạng phải giám sát và kiểm tra mã nguồn, hệ điều hành để đảm bảo tuyệt đối vấn đề an toàn thông tin cho người sử dụng.

Một chuyên gia viễn thông tại TP.HCM cho rằng vấn đề an ninh thông tin mạng cần phải được xem xét nghiêm túc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Bởi bản thân mỗi nhà mạng chỉ lo hoạt động kinh doanh và đôi khi giá cả lại quyết định việc chọn nhà cung cấp mà không nghĩ đến các vấn đề xa hơn.

Đài Loan cấm, Mỹ, Ấn Độ ngăn chặn

Tờ Taipei Times cuối tháng trước đưa tin Cơ quan quản lý viễn thông Đài Loan (NCC) áp đặt lệnh cấm các nhà cung cấp mạng viễn thông đảo này sử dụng các thiết bị mạng cốt lõi do Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei cung cấp do có nhiều lo ngại về an ninh thông tin. Nhiều công ty viễn thông nổi tiếng của Đài Loan như Asia Pacific Telecom (APT), Vibo, Taiwan Mobile và Far EasTone được cho là đã mua các thiết bị từ Huawei. Theo Taipei Times, một số thiết bị viễn thông của Huawei đang bị hải quan Đài Loan tạm giữ để điều tra. Một phát ngôn viên của NCC khẳng định bất cứ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào của Đài Loan muốn sử dụng các thiết bị mạng cốt lõi nhập từ các nhà cung cấp Trung Quốc đều phải được sự chấp thuận của cơ quan này và Cục Điều tra Đài Loan.

Không chỉ tại Đài Loan, Huawei cũng bị kiểm soát chặt chẽ tại Mỹ. Hồi tháng 2, tập đoàn này phải ngưng thỏa thuận trị giá 2 triệu USD mua lại Công ty công nghệ máy chủ 3Leaf. Ủy ban theo dõi đầu tư nước ngoài của Mỹ đã ngăn cản thỏa thuận trên sau khi đánh giá về những rủi ro an ninh có thể xảy ra. Tháng 8 năm ngoái, 8 nghị sĩ thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cũng gửi thư cho chính phủ phản đối việc Huawei nhận hợp đồng cung cấp thiết bị mạng trị giá hàng tỉ USD cho nhà mạng lớn thứ ba của Mỹ là Sprint Nextel.

Theo tờ The Wall Street Journal, Sprint Nextel đã phải loại trừ cả Huawei lẫn một nhà cung cấp thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc là ZTE khỏi dự án nâng cấp trị giá khoảng 8,5 tỉ USD. Một số quan chức quân sự Mỹ cho rằng quân đội Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị của Huawei hoặc ZTE để phá vỡ và đánh chặn thông tin liên lạc của nước này. The Wall Street Journal dẫn một tuyên bố của Lầu Năm Góc nêu rõ: “Bộ Quốc phòng rất quan ngại về năng lực mạng đang trỗi dậy của Trung Quốc hoặc bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào”.

Ấn Độ cũng có những quan ngại tương tự đối với Huawei. Theo tờ Financial Times, từ năm ngoái, chính quyền New Delhi đã ngăn chặn việc mua sắm các thiết bị viễn thông từ Huawei cũng như các nhà cung cấp Trung Quốc khác vì lý do an ninh quốc gia. Cũng trong năm ngoái, Úc chính thức bày tỏ lo ngại về rủi ro an ninh đối với các thiết bị viễn thông do Huawei cung cấp. Trang tin TelecomsEurope dẫn lời các chuyên gia an ninh cảnh báo việc triển khai các thiết bị viễn thông của Trung Quốc có thể dẫn đến nguy cơ mạng lưới thông tin quốc gia bị xâm nhập.

 

                                                                          Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân trả lời báo chí.
Không có hình ảnh

Tân Cương: bạo động làm 14 người thiệt mạng

Ngày 20-7, sau hai ngày xảy ra vụ tấn công đồn cảnh sát Nạp Nhĩ Ba Cách, thành phố Hòa Điền (Tân Cương, Trung Quốc), chính quyền khu tự trị này mới công bố thêm 14 người trong số nhóm tấn công đã bị cảnh sát bắn chết.

Philippines nhờ LHQ "xử" tranh chấp tại Biển Đông

Philippines ngày 19/7 tuyên bố có kế hoạch tìm kiếm sự phân xử của Liên hợp quốc (LHQ) về những tranh cãi chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang tại vùng biển giàu tài nguyên này.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44

Sáng 19-7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 (AMM 44) đã khai mạc tại Bali, Indonesia.

Em gái Thaksin tiến gần hơn tới chức Thủ tướng Thái

Uỷ ban bầu cử chính thức của Thái Lan hôm qua đã công nhận bà Yingluck Shinawatra là nghị sĩ quốc hội, rộng đường cho bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.

Cố vấn của Tổng thống Afghanistan bị Taliban sát hại

Tình hình chính trị và an ninh tại Afghanistan càng trở nên căng thẳng và phức tạp sau khi ông Jan Mohammad Khan, một trong các cố vấn chủ chốt của Tổng thống Hamid Karzai bị ám sát đêm 17/7. Cùng bị sát hại trong đêm 17/7 còn có ông Hashim Watanwal, nghị sỹ của tỉnh Uruzgan.

“ASEAN hoàn tất quy tắc hướng dẫn thi hành DOC cuối năm nay”

ASEAN và Trung Quốc hy vọng sẽ hoàn tất bản quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào cuối năm nay - báo chí khu vực hôm qua dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục