Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-Gwan phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm.

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-Gwan phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm.

Mỹ và Triều Tiên hôm qua đã kết thúc cuộc đàm phán hạt nhân với thông điệp "con đường vẫn rộng mở" cho những mối quan hệ tốt đẹp hơn nếu Triều Tiên chứng tỏ cam kết vững chắc cho nỗ lực giải trừ hạt nhân.

 

Mặc dù chưa đạt được bước đột phá nào, nhưng cả hai bên đều đưa ra đánh giá lạc quan sau hai ngày đàm phán tại New York.

"Chúng tôi nhắc lại rằng con đường vẫn rộng mở để Triều Tiên nối lại hội đàm, cải thiện quan hệ với Mỹ, đạt được sự ổn định trong khu vực nếu như Bình Nhưỡng thể hiện qua hành động và cam kết là một đối tác mang tính xây dựng" - Đại sứ Mỹ Stephan Bosworth phát biểu sau hội đàm.

Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-Gwan cho rằng, cuộc đàm phán "mang tính xây dựng và theo kiểu làm ăn". Ông khẳng định sẽ giữ liên lạc với Đại sứ Bosworth và các nhà ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, cả phía Mỹ và Triều Tiên đều không cho biết khi nào một cuộc gặp mới sẽ được tổ chức.

Cuộc hội đàm giữa Đại sứ Bosworth và Thứ trưởng Kim Kye-Gwan là cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên kể từ khi ông Bosworth - đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên - tới Bình Nhưỡng vào tháng 12.2009.

Phía Mỹ khẳng định, đây là cuộc hội đàm được thiết kế để thăm dò sự sẵn sàng của Triều Tiên nhằm tiến hành những bước đi cụ thể và chắc chắn hướng tới quá trình phi hạt nhân hoá.

Trước khi quyết định những bước đi tiếp theo để nối lại vòng đàm phán 6 bên, Mỹ sẽ tham vấn chặt chẽ với Hàn Quốc và các nước khác trong các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân.

Cuộc hội đàm 2 ngày nói trên diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mời Thứ trưởng Kim Kye-Gwan tới New York bên lề các hội nghị ASEAN ở Bali, Indonesia.

Trước đó, cũng tại Bali, đặc phái viên về hạt nhân của Hàn Quốc và Triều Tiên bất ngờ có cuộc gặp song phương, trong đó hai bên đều nhất trí nỗ lực nối lại vòng đàm phán 6 bên.

Vòng đàm phán 6 bên với sự tham gia của Trung Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản bắt đầu từ năm 2003, song bị đình trệ từ tháng 12.2008 đến nay.

                                                              Theo LaoDong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Giải quyết nợ công - vấn đề cấp bách không chỉ của Mỹ.
Không có hình ảnh

Hàn Quốc lại cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng

Tin tặc có nguồn gốc từ Trung Quốc bị tình nghi thực hiện vụ tấn công mạng lớn nhất từ trước đến nay ở Hàn Quốc.

Triều Tiên cảnh báo về một cuộc chạy đua hạt nhân mới

Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc ngày hôm qua lên tiếng cảnh báo rằng, việc Mỹ hiện đại hoá vũ khí hạt nhân và mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa rốt cục sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua hạt nhân mới.

Bạo động ở miền nam Trung Quốc

Bạo động lại tiếp tục bùng phát ở Trung Quốc. Theo Trung Quốc Nhật Báo, ngày 26-7 hàng ngàn cư dân khu vực quận Tây Tú, thành phố An Thuận (tỉnh Quý Châu, Trung Quốc) đã giận dữ bao vây, đập phá một chiếc xe của lực lượng quản lý đô thị quận.

Bé 7 tháng tuổi cân nặng bằng trẻ sơ sinh

Mihag Gedi Farah, người Somalia, đã 7 tháng tuổi nhưng lại có cân nặng rất khiêm tốn, tương đương một bé trai mới sinh, trong khi làn da giống nhăn nhúm giống một cụ già.

Tin tặc Trung Quốc tấn công IMF

Cơ quan điều tra Mỹ đã nêu đích danh nhóm gián điệp từ Trung Quốc là thủ phạm vụ tấn công tin tặc nhắm vào Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Mổ xẻ sai lầm của cảnh sát Na Uy trong thảm kịch

Ngay lúc bắt đầu xả súng trên đảo Utoeya, hung thủ Breivik đã nghĩ rằng vài phút nữa thôi cảnh sát sẽ đổ bộ bằng trực thăng và ngăn cản hắn. Thực tế lại không diễn ra như vậy. Cảnh sát Na Uy phản ứng chậm trễ hơn hắn tưởng nhiều lần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục