Không chỉ Mỹ, cả thế giới đã thở phào khi Thượng viện phê chuẩn và Tổng thống Mỹ ký ban hành luật cắt giảm chi tiêu công, nâng mức giới hạn vay nợ của quốc gia, tránh cho chính phủ khỏi lâm tình cảnh không trả được nợ - điều chưa từng xảy ra.
Kết quả cuộc biểu quyết tại Thượng viện với 74 phiếu thuận và 26 phiếu chống tối qua đã diễn ra một ngày sau khi dự luật được thông qua tại Hạ viện. Dự luật được đưa sang Nhà Trắng để Tổng thống Barack Obama ký ban hành, vào lúc chỉ còn 10 giờ trước khi chính phủ nói là sẽ hết tiền để trả tất cả những khoản nợ cần phải thanh toán.
Lên tiếng tại Nhà Trắng ngay sau khi Thượng viện biểu quyết, ông Obama chỉ trích các nhà làm luật, gọi cuộc khủng hoảng nợ nần “lại chỉ là một trở ngại nữa cho sự hồi phục kinh tế”.
Tổng thống Mỹ gọi thỏa hiệp này là bước đầu để bảo đảm là quốc gia phải chi tiêu theo chừng mực của những gì có trong khả năng, nhưng cảnh báo rằng không thể giảm nợ thêm nữa mà không xóa bỏ những khoản ưu đãi thuế cho giới giàu có nhất và cho các công ty lớn.
“Trọng tâm hiện nay là phải quay trở lại với việc tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người dân Mỹ còn đang thất nghiệp”.
Nội dung chính thỏa thuận nợ của Mỹ
Cho phép nâng mức trần nợ thêm 2.400 tỷ USD - đủ để nước Mỹ tiếp tục vay mượn tiền đến năm 2013.
Thỏa thuận bao gồm các khoản cắt giảm chi tiêu có thể lên tới 2.500 tỷ USD, nhiều hơn khoản tăng mức trần nợ.
Thỏa thuận ban đầu sẽ cắt giảm ít nhất 900 tỷ USD chi tiêu của chính phủ trong vòng 10 năm và thành lập một ủy ban ngân sách lưỡng đảng để tìm cách cắt giảm thâm hụt ngân sách thêm ít nhất 1,5 ngàn tỷ USD.
Nếu ủy ban này không tìm được phương cách để giảm thâm hụt ngân sách trước cuối tháng 11, các khoản cắt giảm tự động khác đối với các cơ quan của toàn chính phủ sẽ có hiệu lực vào năm 2013. Trong số này có khoản cắt giảm đầu tiên đối với chi tiêu của Bộ Quốc phòng trong nhiều thập niên.
Mặc dù đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua, đạo luật này vẫn bị các nhà làm luật hàng đầu chỉ trích là không toàn hảo hoặc không đầy đủ.
Đạo luật này cũng qui định phải thành lập một ủy ban lưỡng đảng về ngân sách để tìm cách hạ giảm bớt thâm hụt thêm 1.500 tỉ USD nữa. Nếu ủy ban này không đạt được một thỏa thuận cắt giảm, toàn bộ các cơ quan trong chính phủ sẽ tự động bị cắt giảm những khoản ngân sách rất lớn.
Vấn đề chưa giải quyết được tận gốc?
Thế giới thở phào nhẹ nhõm: Quốc hội Mỹ đã đạt thoả thuận về ngân sách và cho phép chính quyền liên bang nâng định mức vay mượn ngay trước khi công quỹ bị cạn tiền và rơi vào hoàn cảnh gọi là "vỡ nợ".
Nhưng giới phân tích cho rằng thế giới vẫn không giảm lo lắng trước các vấn đề mà tình trạng kinh tế Mỹ gây ra. Quốc gia sở hữu chứng khoán lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc tuyên bố: vấn đề vẫn chưa được giải quyết tận gốc, và do đó nền kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với những cú sốc mới.
Là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, nhiều người Trung Quốc tin rằng nâng trần nợ quốc gia là biện pháp bắt buộc và đúng đắn. Biện pháp đó đã cứu nền kinh tế thế giới khỏi sự sụp đổ sẽ xảy ra nếu Mỹ tuyên bố vỡ nợ. Tuy nhiên, nguy cơ một kịch bản xấu nhất vẫn còn lơ lửng.
Truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát cho hay thỏa thuận vào phút chót để nâng mức trần nợ của Mỹ chỉ có tác dụng trì hoãn các vấn đề sâu xa hơn vốn đe dọa nền kinh tế thế giới.
Trung Quốc cho rằng gốc rễ vấn đề là ở chỗ khoản nợ quốc gia khổng lồ của Mỹ ngày càng tăng lên. Các nhà kinh tế Trung Quốc chỉ ra rằng trong những năm gần đây, giới hạn nợ cho phép liên tục tăng lên. Hiện giờ đang có kế hoạch tăng trần nợ từ 14.300 tỷ lên 16.700 tỷ USD. Trong khi đó, vẫn chưa rõ liệu chính quyền Mỹ có thực hiện được cam kết giảm thâm hụt ngân sách hay không.
Nếu Mỹ không thể đảm bảo hạn chế chi ngân sách chính phủ và tăng độ bền vững của nền kinh tế, triển vọng lạm phát tăng cao và đồng USD mất giá sẽ là chuyện rất thực tế. Tất cả điều này làm tăng rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu, trước hết là nền kinh tế Trung Quốc.
Bắc Kinh còn lo ngại rằng vấn đề nợ trong tương lai sẽ là đối tượng của cuộc đấu tranh chính trị nóng bỏng ở Mỹ, và lợi ích của các nước chủ nợ, trước hết là Trung Quốc, chỉ được các chính trị gia Mỹ chú ý sau chót.
Theo Dantri
Khi lần đầu tiên thừa nhận “đang đóng tàu sân bay”, Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh “mục đích huấn luyện và nghiên cứu”. Lên tiếng trước và sau đó, Tướng lĩnh Trung Quốc tung hô “để bảo vệ lợi ích chiến lược”. Mục đích thực sự đằng sau tàu sân bay là gì?
Chưa đầy hai tuần sau vụ tấn công đồn cảnh sát Nạp Nhĩ Ba Cách làm 18 người thiệt mạng, đêm 30-7 Tân Cương (Trung Quốc) lại chấn động với một vụ tấn công liên tiếp bằng dao làm 7 người thiệt mạng và 28 người khác bị thương.
Máy bay của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm qua đã phát hiện một tàu nghiên cứu hải dương của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, cách đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) tranh chấp giữa hai nước khoảng 60km về phía bắc.
Na Uy hôm qua đã tuyên bố sẽ rút khỏi chiến dịch quân sự tại Libya, bắt đầu từ ngày hôm nay 1/8. Tuyên bố trên được đưa ra một tuần sau vụ thảm sát kép kinh hoàng ở thủ đô Oslo làm 77 người thiệt mạng.
Mỹ và Triều Tiên hôm qua đã kết thúc cuộc đàm phán hạt nhân với thông điệp "con đường vẫn rộng mở" cho những mối quan hệ tốt đẹp hơn nếu Triều Tiên chứng tỏ cam kết vững chắc cho nỗ lực giải trừ hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi không hề có dấu hiệu nhượng bộ nào dù phe nổi dậy mới giành được thêm nhiều sự công nhận của các nước khác, bởi vậy, nếu không có một sự đột phá nào trong cuộc chiến này thì thế bế tắc xem ra sẽ kéo dài sang tháng Ramadan của đạo Hồi.