Tân Chủ tịch Quốc hội Thái Lan, ông Somsak Kiatsuranond.

Tân Chủ tịch Quốc hội Thái Lan, ông Somsak Kiatsuranond.

Sáng 2/8, trong phiên họp đầu tiên sau cuộc tổng tuyển cử ngày 3/7, Quốc hội mới của Thái Lan đã bầu ông Somsak Kiatsuranont làm Chủ tịch Quốc hội, trong khi nghị sỹ Charoen Chankomol trúng cử Phó Chủ tịch thứ nhất và nghị sỹ Wisut Chainarun được bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai.

 
Cả ba ứng cử viên trên đều được đảng Puea Thai (Vì nước Thái) đề cử.

Phiên họp đầu tiên của Hạ viện do cựu Chủ tịch Hạ viện Chai Chidchob tổ chức với sự tham gia của hầu hết các thành viên cao cấp của Quốc hội Thái Lan. Tại phiên họp này, đảng Dân chủ đối lập không đề cử ứng cử viên nào vào các vị trí trên.

Tân Chủ tịch Quốc hội Somsak Kiatsuranont là nghị sỹ đại diện cho tỉnh Khon Kaen ở Đông Bắc Thái Lan. Ông từng đảm nhận các cương vị Phó Chủ tịch Hạ viện năm 1997, Bộ trưởng Văn hóa dưới thời Thủ tướng Samak Sundaravej và Bộ trưởng Tư pháp dưới thời Thủ tướng Somchaay Wongsawat năm 2008.

Nghị sỹ Charoen đại diện cho đảng Puea Thai tại khu vực Chaiyabhum cũng ở Đông Bắc Thái Lan; nghị sỹ Wisut đại diện cho khu vực Payao ở miền Bắc.

Sau khi được Hoàng gia Thái Lan công nhận, Chủ tịch Quốc hội Somsak Kiatsuranont sẽ triệu tập một phiên họp khác để bầu Thủ tướng Thái Lan.

Dự kiến bà Yingluck Shinawatra - em gái cựu Thủ tướng bị phế truất Thaksin Shinawatra - sẽ được Quốc hội bầu chọn làm nữ thủ tướng đầu tiên của nước này.

 

                                                                          Theo Dantri

Các tin khác

Hệ thống phòng không S-400 Triumph. (Nguồn: Internet)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Giàn khoan dầu ở Venezuela

Hoa Kỳ “gỡ nút thắt” nợ công

Các nhà lãnh đạo của hai đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ đã nhất trí nâng mức trần nợ công thêm ít nhất 2.100 tỷ USD.

Phóng xạ ở Fukushima lên cao nhất từ trước tới nay

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) hôm qua (1.8) cho biết phát hiện thấy lượng phóng xạ lên tới ít nhất 10 nghìn millisieverts/giờ tại nhà máy hạt nhân gặp sự cố Fukushima I, mức cao kỷ lục kể từ khi thảm họa xảy ra.

Vì sao Trung Quốc liên tục đưa tin về tàu sân bay?

Khi lần đầu tiên thừa nhận “đang đóng tàu sân bay”, Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh “mục đích huấn luyện và nghiên cứu”. Lên tiếng trước và sau đó, Tướng lĩnh Trung Quốc tung hô “để bảo vệ lợi ích chiến lược”. Mục đích thực sự đằng sau tàu sân bay là gì?

Tân Cương lo ngại bất ổn mới

Chưa đầy hai tuần sau vụ tấn công đồn cảnh sát Nạp Nhĩ Ba Cách làm 18 người thiệt mạng, đêm 30-7 Tân Cương (Trung Quốc) lại chấn động với một vụ tấn công liên tiếp bằng dao làm 7 người thiệt mạng và 28 người khác bị thương.

Nhật Bản phát hiện tàu nghiên cứu Trung Quốc ở biển tranh chấp

Máy bay của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm qua đã phát hiện một tàu nghiên cứu hải dương của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, cách đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) tranh chấp giữa hai nước khoảng 60km về phía bắc.

Na Uy rút khỏi chiến dịch quân sự tại Libya, liên quân lâm vào thế bí

Na Uy hôm qua đã tuyên bố sẽ rút khỏi chiến dịch quân sự tại Libya, bắt đầu từ ngày hôm nay 1/8. Tuyên bố trên được đưa ra một tuần sau vụ thảm sát kép kinh hoàng ở thủ đô Oslo làm 77 người thiệt mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục