Ba tập đoàn dầu khí của Trung Quốc đã bác bỏ thông báo của chính phủ Philippines mới đây đưa rằng các doanh nghiệp này đã tham gia đấu thầu các hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Báo chí Philippines và các hãng tin lớn của nước ngoài hôm 2/8 dẫn lời Thứ trưởng Năng lượng Philippines Jose Layug xác nhận một số công ty nước ngoài, trong đó có cả Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã bày tỏ quan tâm tới hoạt động khoan thăm dò tại các vùng biển ngoài khơi đảo Palawan, phía tây Philippines.
Theo ông Layug, cũng có 2 công ty khác của Trung Quốc muốn tham gia hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông (mà Manila gọi là Biển Tây Philippines), nhưng ông từ chối tiết lộ tên những công ty này.
Danh sách các công ty trúng thầu sẽ được thông báo vào năm tới.
Tuy nhiên, theo báo Trung Quốc People’s Daily ra ngày hôm qua, cả CNOOC và 2 công ty kia của Trung Quốc - là BGP Ltd, một chi nhánh của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí quốc tế Polyard (PPIG) - đều bác bỏ thông tin này.
Theo tờ báo, một quan chức quản lý thuộc công ty BGP, xin giấu tên, cho biết là họ chưa bao giờ nghe thấy việc này và chỉ biết thông tin qua báo chí. Trong khi đó, một lãnh đạo khác thuộc công ty PPIG nói có biết việc đấu thầu, nhưng doanh nghiệp này không tham gia.
Trung Quốc lâu nay vẫn tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông (mà nước này gọi là biển Hoa Nam). Trong thông báo mời thầu, quan chức Philippines hy vọng “Bắc Kinh sẽ không quấy rối các tàu thăm dò dầu mỏ được Philippines cho phép hoạt động”.
Theo các mạng tin, Thứ trưởng Năng lượng Philippines đã nói là có 15 khu vực thăm dò, rộng khoảng 100.000 km2, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Thứ trưởng Philippines khẳng định “vùng thăm dò không phải là nơi có tranh chấp về chủ quyền, mà là thuộc chủ quyền của Philippines”.
Tuy nhiên, People’s Daily dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên khẳng định là trong số 15 khu vực mà Philippines cho gọi thầu, “có một số chỗ thuộc quyền tài phán của Bắc Kinh và có 4 khu vực khác đồng thời là lãnh thổ của Trung Quốc và của Philippines”.
Hồi tháng 6, sứ quán Trung Quốc tại Manila đã có công hàm phản đối khi chính phủ Philippines thông báo gọi thầu.
Theo DanTri
Ảrập Xêút tuyên bố sẽ rút đại sứ nước này khỏi Syria trong một hành động phản đối chiến dịch trấn áp nhằm vào những người biểu tình chống chính phủ ở nước này. Liên đoàn Ảrập cũng lần đầu tiên chính thức lên án cuộc đàn áp ở Syria.
Nhà Trắng cho biết ngày 5/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã nhất trí xem xét thêm các biện pháp nhằm gia tăng sức ép lên Tổng thống Syria Bashar al-Assad do việc đàn áp các cuộc biểu tình.
Theo tin nước ngoài, ngày 4-8, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua một loạt dự luật liên quan các vấn đề quản lý kinh tế ở nước này nhằm đáp ứng các điều kiện để được nhận cứu trợ quốc tế.
Ngày 5.8, thị trường chứng khoán Châu Á và Châu Âu sụt giảm mạnh do lo ngại Mỹ có thể rơi trở lại suy thoái và cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu ngày càng trầm trọng.
Tập đoàn thực phẩm Cargill của Mỹ đang thu hồi 16.344 tấn thịt gà tây xay liên quan đến dịch khuẩn salmonella đang bùng phát tại nước này khiến 1 người chết và ít nhất 76 người ngã bệnh.
Căng thẳng trên biển Đông có nguy cơ bùng phát trở lại khi các công ty dầu khí Philippines và Trung Quốc tuyên bố sẽ thăm dò, khai thác dầu thô trên vùng biển tranh chấp này.