Vào thời điểm thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới có thể một lần nữa buộc phải liên kết với nhau để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng, như đã từng thành công trong năm 2008-2009.
Nhưng tình hình không dễ dàng, khi các ngân hàng trung ương có rất ít cơ hội để nới lỏng chính sách tiền tệ như đã từng làm 3 năm trước. Trong khi đó, chính phủ các nước lại thiếu hụt nguồn tiền khiến họ không thể tăng chi tiêu nhiều như mong muốn.
Song với một số biện pháp đã được thực thi, tình hình tài chính toàn cầu có thể không quá tệ như năm 2008 - thời điểm diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới. Các ngân hàng đã tìm cách tăng cường sức mạnh từ sau sự sụp đổ của Tập đoàn Lehman Brothers. Bên cạnh đó, dù JPMorgan đã cắt giảm dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2012, nhưng ít nhất vẫn duy trì nó ở mức 1%.
“Tôi biết mọi người cảm thấy tình hình hiện nay giống hệt thời điểm khủng hoảng 2008, nhưng tôi không cho rằng nó đã đến mức đó. Năm 2008, vấn đề bộc phát rõ ràng trong ngành ngân hàng và có những ngân hàng đã thất bại” - chuyên gia kinh tế Jens Sondergaard nhận định.
Nhưng, không thể phủ nhận xu hướng kinh tế thế giới đang diễn biến tiêu cực: Nguy cơ mức tín dụng Mỹ tiếp tục tụt hạng, khủng hoảng nợ đang tấn công Italia - nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực đồng euro. Sau khi Mỹ vượt qua khủng hoảng trần nợ công, thị trường đang tập trung chú ý vào nợ công Châu Âu, khi Italia và Tây Ban Nha có thể không đủ khả năng đối phó với khoản nợ quá lớn. Lãi suất và phí bảo hiểm rủi ro đối với trái phiếu Italia và Tây Ban Nha đã tăng lên mức kỷ lục trong vài ngày qua, khiến khủng hoảng nợ công đang ngấp nghé nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư của khu vực đồng euro.
Sức ép đòi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) can thiệp và xoa dịu thị trường gia tăng vào thời điểm diễn ra cuộc họp của Thống đốc ECB ngày 4.8. “Ít nhất ECB phải đưa ra thông điệp rằng khủng hoảng nợ công Châu Âu không thể tiếp diễn và sẽ có những biện pháp hiệu quả được thực thi” - nhà kinh tế Angel de Molina Rodriguez cho hay.
Theo chuyên gia kinh tế RBS Nick Matthews, thị trường đang kỳ vọng ECB sẽ nối lại việc mua trái phiếu trước cuối năm nay, nhằm giảm sức ép vay nợ đang dồn vào Italia và Tây Ban Nha. ECB đã ngừng việc mua vào trái phiếu trong vòng 18 tuần qua, do nó khiến tổ chức này phải gánh hộ các chính phủ phát hành trái phiếu một cơ số lớn rủi ro đi kèm.
Theo Báo Laodong
Theo tin nước ngoài, ngày 4-8, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua một loạt dự luật liên quan các vấn đề quản lý kinh tế ở nước này nhằm đáp ứng các điều kiện để được nhận cứu trợ quốc tế.
Ngày 5.8, thị trường chứng khoán Châu Á và Châu Âu sụt giảm mạnh do lo ngại Mỹ có thể rơi trở lại suy thoái và cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu ngày càng trầm trọng.
Tập đoàn thực phẩm Cargill của Mỹ đang thu hồi 16.344 tấn thịt gà tây xay liên quan đến dịch khuẩn salmonella đang bùng phát tại nước này khiến 1 người chết và ít nhất 76 người ngã bệnh.
Căng thẳng trên biển Đông có nguy cơ bùng phát trở lại khi các công ty dầu khí Philippines và Trung Quốc tuyên bố sẽ thăm dò, khai thác dầu thô trên vùng biển tranh chấp này.
Quan hệ Nhật - Trung lại nổi sóng sau cảnh báo đầy quan ngại từ Nhật Bản về sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc.
Pháp sẽ rút tàu sân bay duy nhất Charles de Gaulle khỏi chiến dịch Libya từ ngày 10.8 tới - báo chí địa phương dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet hôm 4.8.