Quốc phòng Nhật Bản đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do quân đội Trung Quốc cần đến tàu sân bay. Cùng ngày, báo chí nước này dẫn lại báo chí Hồng Kông cho rằng tàu sân bay Trung Quốc có khả năng được đặt tại đảo Hải Nam.
Việc Trung Quốc thông báo đưa tàu sân bay đầu tiên của mình ra biển hôm 10/8 tiếp tục gây phản ứng lo ngại cho các nước láng giềng.
Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa đã kêu gọi Trung Quốc phải giải thích tại sao quân đội Trung Quốc cần đến tàu sân bay.
“Tàu sân bay là loại khí tài có đặc tính tấn công rất linh hoạt, nên chúng tôi muốn Trung Quốc giải thích tại sao lại phải cần có tàu sân bay”, ông Kitazawa tuyên bố trước báo giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản không ngại ngần khẳng định rằng việc Trung Quốc có tàu sân bay “sẽ gây những ảnh hưởng lớn trong khu vực”.
Trước những thái độ ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh trên vấn đề chủ quyền trên biển, các nước láng giềng sẽ không khỏi nghi ngại về sự phát triển nhanh chóng về quân sự của Trung Quốc.
Trước đó, Washington cũng đã lên tiếng đề nghị Bắc Kinh minh bạch về mục tiêu quân sự của mình, đồng thời phải giải thích tại sao Trung Quốc cần phải trang bị tàu sân bay.
Những lo ngại trên càng gia tăng khi ngay sau đó, báo chí chính thức tại Trung Quốc lại gợi ra khả năng sử dụng tàu sân bay “để xử lý các vụ tranh chấp lãnh thổ”, bất chấp những tuyên bố liên tiếp của chính phủ Bắc Kinh trước đó rằng chỉ sử dụng tàu sân bay vào phục vụ mục đích “huấn luyện và nghiên cứu”.
Các giới chức quân sự Trung Quốc cũng nhiều lần đánh tiếng rằng, Trung Quốc cần phải có ít nhất 3 tàu sân bay.
Tàu sân bay Trung Quốc “được đặt tại đảo Hải Nam”
Tờ Sankei của Nhật Bản hôm qua dẫn nguồn tin từ báo Hồng Kông cho biết tàu sân bay Varyag của Trung Quốc có khả năng sẽ được trang bị cho đảo Hải Nam nằm ở cực nam nước này.
Theo báo chí Hồng Kông, một số nguồn tin quân sự Trung Quốc tiết lộ, sau khi tiến hành chạy thử tàu Varyag, Bắc Kinh sẽ đưa tàu này vào hoạt động trước hoặc sau ngày Quốc khánh 1/10 và có khả năng triển khai tại đảo Hải Nam.
“Hiện tại, các công đoạn chuẩn bị phục vụ tàu Varyag đang được triển khai tại đảo Hải Nam, như xây dựng cầu cảng và trang bị điều kiện huấn luyện”, báo viết.
Tàu Varyag sẽ không trực thuộc hạm đội nào mà nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, cơ quan quân sự tối cao tại nước này.
“Trong giai đoạn đầu tiên, khu vực hoạt động của tàu Varyag sẽ là Biển Đông”.
Theo Dantri
Lần đầu tiên trong vòng năm năm qua, Liên Hiệp Quốc thiết lập tuyến hàng không vận chuyển hàng hóa cứu trợ khẩn cấp đến thủ đô Mogadishu của Somalia.
Cuộc bạo động bùng phát cuối tuần qua từ khu phố nghèo Tottenham của London đã làm 1 người chết và đang nhanh chóng trở thành một làn sóng lan rộng ra ngoài thủ đô Anh. Thủ tướng Anh đã họp khẩn Quốc hội để bàn biện pháp đối phó.
Bà Yingluck Shinawatra, tân Thủ tướng Thái Lan, vừa giới thiệu nội các mới sau khi được quốc vương chấp thuận và theo nhận xét đầu tiên của báo giới, nội các này không có thủ lĩnh nào của phe “Áo đỏ”.
Chính phủ Libya hôm qua đã lên tiếng tố cáo NATO giết hại 85 dân thường trong một làng gần thị trấn miền tây Zlitan trong các đợt không kích dữ dội một ngày trước đó.
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Jim DeMint kêu gọi Tổng thống Barack Obama nên yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner từ chức để chịu trách nhiệm về việc hãng Standard & Poor's hạ mức xếp hạng tín dụng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới (từ AAA xuống còn AA+), cũng như chỉ định người thay thế để giúp nước Mỹ cân bằng ngân sách và cho phép khu vực tư nhân tạo công ăn việc làm.
Thủ tướng Anh David Cameron đã phải cắt ngắn kỳ nghỉ và trở về London vào đêm 8/8 để triệu tập cuộc họp khẩn cấp bàn biện pháp đối phó vào sáng 9/8 sau khi bạo loạn nổ ra ngày thứ ba liên tiếp ở thủ đô London.