Mỹ hôm qua đã bày tỏ lo ngại đối với sự thiếu minh bạch về tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, vốn đã thực hiện chuyến hành trình ra biển đầu tiên hôm qua, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
“Chúng tôi muốn thấy sự minh bạch hơn. Chúng tôi mong muốn Trung Quốc giải thích về nhu cầu sở hữu loại thiết bị này”, phát ngôn viên Victoria Nuland nói trước báo giới.
“Đây là một phần trong mối quan ngại lớn hơn của chúng tôi rằng Trung Quốc không minh bạch như các nước khác. Trung Quốc không minh bạch như Mỹ về các vụ mua bán thiết bị quân sự, cũng như về ngân sách quốc phòng. Điều này gây lo ngại”, bà Nuland phát biểu.
Bà Nuland nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi muốn một mối quan hệ cởi mở, minh bạch về quân sự giữa hai nước”.
Tuyên bố của bà Nuland được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc hôm qua đã cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên của nước này, Shi Lang, sau nhiều năm tân trang.
Trung Quốc đã mua Shi Lang, tên gọi cũ là Varyag, từ Ukraine năm 1998 với giá 20 triệu USD. Trước vụ mua bán, con tàu đã được tháo dỡ hết vũ khí và các động cơ.
Con tàu dài 304,5m được thiết kế có thể chở 26 máy bay và 24 trực thăng và được trang bị các hệ thống vũ khí và tên lửa.
Trung Quốc từng tuyên bố con tàu sẽ “được sử dụng vào các mục đích nghiên cứu và huấn luyện”.
Nhưng việc hàng không mẫu hạm hoàn tất đã khiến một số nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại. Các nước lo sợ rằng chiếc hàng không mẫu hạm này có thể được triển khai cùng các tàu chiến khác để tăng cường quyền lực của Trung Quốc tại các khu vực có tranh chấp gồm cả Biển Đông.
Theo Dantri
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Jim DeMint kêu gọi Tổng thống Barack Obama nên yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner từ chức để chịu trách nhiệm về việc hãng Standard & Poor's hạ mức xếp hạng tín dụng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới (từ AAA xuống còn AA+), cũng như chỉ định người thay thế để giúp nước Mỹ cân bằng ngân sách và cho phép khu vực tư nhân tạo công ăn việc làm.
Thủ tướng Anh David Cameron đã phải cắt ngắn kỳ nghỉ và trở về London vào đêm 8/8 để triệu tập cuộc họp khẩn cấp bàn biện pháp đối phó vào sáng 9/8 sau khi bạo loạn nổ ra ngày thứ ba liên tiếp ở thủ đô London.
Ba tập đoàn dầu khí của Trung Quốc đã bác bỏ thông báo của chính phủ Philippines mới đây đưa rằng các doanh nghiệp này đã tham gia đấu thầu các hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Lực lượng biểu tình phản đối Chính phủ Syria cho biết đêm 7 rạng sáng 8-8, thành phố miền tây Deir el-Zour tiếp tục chìm trong lửa đạn sau các cuộc tấn công của quân đội.
Vào thời điểm thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới có thể một lần nữa buộc phải liên kết với nhau để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng, như đã từng thành công trong năm 2008-2009.
Lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu thế giới hôm 7-8 đang chạy đua tìm cách hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng kép diễn ra ở Mỹ và châu Âu.