Mỹ sẽ gửi một trong những sĩ quan quân đội cao cấp nhất cùng một đội tàu sân bay hạt nhân đến Philippines vào tháng này để kỷ niệm 60 năm hiệp ước quốc phòng Mỹ-Phi, động thái cũng nhằm khẳng định thêm mối quan tâm của Mỹ đối với nền quốc phòng Philippines.

 
 
Một đội tàu sân bay hạt nhân của Mỹ sẽ đến Philippines cuối tháng này.

Phát biểu trước một buổi gặp gỡ của Hội châu Á hôm qua tại Washington, Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Harry K. Thomas Jr. đã nhắc lại lập trường của Mỹ là không can thiệp vào các vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng tôn trọng cam kết bảo vệ Philippines.

“Mỹ là một đồng minh đã kết ước từ lâu với Philippines … Hai bên đang là và vẫn sẽ là đối tác chiến lược của nhau”, đại sứ Mỹ nói trước một cử tọa phần đông là người Mỹ gốc Philippines.

Ông Thomas Jr. cho biết thêm khi trở lại Manila vào tuần tới, ông sẽ đi cùng với Tướng Norton Schwartz, Tư lệnh Không quân Mỹ. Đây sẽ là chuyến ghé thăm thứ hai của một sĩ quan chỉ huy cao cấp của Mỹ.

Theo chương trình dự kiến, Hàng không mẫu hạm nguyên tử USS John Stennis và đội tàu hộ tống sẽ đến Manila vào cuối tháng Tám, để hợp nhất với phần còn lại của Hải đội Tàu sân bay tấn công số 3, bao gồm các tàu tuần dương trang bị tên lửa USS Mobile Bay và các chiến hạm thuộc Đội tàu khu trục Squadron 21 bao gồm các chiếc USS Pinckney, USS Kidd, USS Dewey và USS Wayne Meyer, vốn đã rời căn cứ San Diego Clifornia ngày 29/7 để trực chỉ Biển Đông.

Sau khi biểu dương thanh thế tại Philippines, Hải đội Mỹ sẽ lên đường đi hỗ trợ cho hoạt động quân sự ở Iraq và Afghanistan.

Đối với đại sứ Mỹ tại Philippines, việc một lực lượng hải quân hùng hậu như vậy được cử đến Philippines là nhằm thể hiện quyết tâm của Mỹ cam kết yểm trợ Philippines khi cần thiết.

Cuối tháng 7 vừa qua, Manila đã tiếp đón Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương.

Vào lúc nhiều nước châu Á lo ngại các hành động lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, đại sứ Mỹ đã nhấn mạnh rằng: Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện quân sự trong khu vực. Ông tiết lộ thêm rằng các chiến hạm Mỹ mỗi năm đều ghé cảng Philippines khoảng một trăm lần.

Philippines là một trong hai quốc gia hiếm hoi tại vùng Đông Nam Á đã ký kết Hiệp ước Phòng thủ với Mỹ. Văn kiện mang tên Hiệp ước Tương trợ Quốc phòng Mỹ - Philippines (MDT) đã được ký kết tại Washington DC vào ngày 30/8/1951, tức là cách đây đúng 60 năm.

Sau một thời gian bị lơ là, Hiệp ước MDT gần đây đã được nêu bật trở lại do tình hình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, đặc biệt là giữa Philippines và Trung Quốc.

Khi Ngoại trưởng Albert del Rosario tiếp xúc với đồng nhiệm Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại Washington hồi tháng 6 vừa qua, ông đã được phía Mỹ bảo đảm là “sẽ giúp Philippines xây dựng năng lực quân sự để bảo vệ lãnh hải của mình”.

 

                                                                           Theo Dantri

Các tin khác


Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục