Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có bài phát biểu trong đó lần đầu tiên chính thức kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức, đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt mới "rất cứng rắn" đối với Damascus.
Theo các nhà hoạt động nhân quyền, đây là lời kêu gọi thẳng thắn đầu tiên của Mỹ về việc nhà lãnh đạo Syria nên từ chức trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng đối với ông Assad, yêu cầu ông này chấm dứt cuộc đàn áp kéo dài nhiều tháng qua nhằm vào những người bất đồng, khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Các quan chức cho biết thêm Nhà Trắng sẽ công bố một tuyên bố bằng văn bản của Tổng thống Obama trước khi Ngoại trưởng Hillary Clinton có bài phát biểu dự kiến vào lúc 14 giờ GMT ngày 18/8, tức 21 giờ.
Trước đó, Washington cũng đã tuyên bố Tổng thống Assad đã đánh mất tính hợp pháp và cho rằng đất nước Syria sẽ tốt đẹp hơn nếu không có nhà lãnh đạo này, song chưa thẳng thừng yêu cầu ông Assad từ bỏ quyền lực.
Ngay sau những phát biểu trên của Tổng thống Mỹ, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton cũng tuyên bố: "EU thấy rằng ông al-Assad cần phải từ chức."
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron cũng có những phát biểu tương tự. Trong một tuyên bố chung, ba nhà lãnh đạo trên cũng kêu gọi ông al-Assad từ chức.
Cùng ngày, Thụy Sĩ cũng lên án tình trạng bạo lực ở Syria và triệu hồi đại sứ của mình tại Syria về nước. Trước đó, các nước Arập Xêút, Kuwai, Bahrain và Tunisia đã lần lượt rút đại sứ của mình tại Damascus về nước.
Trong một diễn biến khác, sáng cùng ngày, Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc, ông Navi Pillay đã kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ đưa vấn đề này ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Theo kế hoạch, HĐBA sẽ họp trong ngày 18/8 để nghe báo cáo của ông Pillay.
Hôm 17/8, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng đã nói với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon qua điện thoại rằng các chiến dịch quân sự chống lại người biểu tình đã "ngừng lại."
Quan chức Syria cho hay tuyên bố trên của ông Assad được đưa ra nhằm đáp lại yêu cầu của Tổng thư ký Ban Ki-moon dừng ngay lập tức "tất cả các chiến dịch quân sự và những vụ bắt giữ quy mô lớn".
Nga vừa trình làng loại máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên, và Matxcơva dự kiến thu về 9,5 tỉ USD trong năm 2011 từ xuất khẩu vũ khí.
Vụ thịt heo siêu nạc nhiễm hóa chất độc hại Clenbuterol tại tỉnh Hồ Nam vừa xử xong cuối tháng 7, dư luận Trung Quốc (TQ) lại chấn động khi cơ quan chức năng phá án thịt cừu siêu nạc ở tỉnh Hà Bắc, với tính chất và quy mô lớn. Thịt cừu từ đây nhiều năm được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành, theo báo Bắc Kinh ngày 16.8.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ đến biển Đông vào năm 2012, tiết lộ này khác với những gì Trung Quốc cam kết với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế là chỉ dùng vào việc nghiên cứu và huấn luyện.
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối nước ngoài can thiệp vào Syria 17/08/2011 | 08:15:00 Từ khóa : Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Người biểu tình, Đàn áp đẫm máu EMAIL PRINT CỠ CHỮ A A A Khói lửa bốc lên tại khu vực Ramleh, phía nam Latakia của Syria ngày 14/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)CÁC TIN LIÊN QUAN Syria bác bỏ tin điều tàu chiến tới trấn áp biểu tình Syria khẳng định thông tin tàu chiến của lực lượng chính phủ đã nã pháo vào một số khu vực trong thành phố cảng Latakia là bịa đặt. Mỹ tuyên bố Tổng thống Syria mất tính hợp pháp Phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã mất tính hợp pháp và người dân Syria "sẽ tốt hơn nếu không có ông ta." Nhìn lại tình hình ở Syria sau năm tháng bạo động Bạo lực ở Syria khiến ít nhất 23 người thiệt mạng Lãnh đạo nhiều nước kêu gọi Syria ngừng bạo lực
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, tướng Yutthasak Sasiprapa ngày 16-8 cho biết ông đã nhận được lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tới tham dự cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban Biên giới chung Thái Lan - Campuchia (GBC), dự kiến diễn ra tại Phnom Penh ngày 8-9 tới.
Thời gian qua, báo chí Trung Quốc lật tẩy hàng loạt bê bối tiêu cực bên trong Tử cấm thành ở Bắc Kinh.