Trung Quốc đã chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin nói Trung Quốc đề nghị bán vũ khí cho Libya qua trung gian Algeria và Nam Phi. Nhưng trong tuyên bố mới nhất, phe nổi dậy Libya khẳng định có bằng chứng về phi vụ bán vũ khí của Trung Quốc.

Lực lượng nổi dậy Libya khẳng định có bằng chứng các công ty Trung Quốc bán vũ khí cho lực lượng Gadhafi.

Một ngày sau khi tờ Globe and Mail của Canada đưa tin Trung Quốc đề nghị bán vũ khí cho Libya qua trung gian Algeria và Nam Phi, người phát ngôn Ngoại giao Trung Quốc hôm qua tuyên bố Bắc Kinh không hề cung cấp vũ khí một cách gián tiếp hay trực tiếp cho chính quyền Libya.

“Chính phủ không hay biết về các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức chính quyền Libya với một số công ty Trung Quốc”, người phát ngôn cam đoan.

Tờ báo Canada còn khẳng định theo những tài liệu họ nắm giữ, giữa tháng 7 năm 2011, khi chính quyền Tripoli đang gần sụp đổ, các cố vấn quân sự cao cấp của Libya đã tới Trung Quốc liên hệ với 3 tập đoàn lớn của nhà nước bàn về chuyện mua vũ khí của Trung Quốc.

Tờ báo còn nêu đích danh: Ba tập đoàn này là tập đoàn công nghiệp Norinco, tập đoàn xuất nhập khẩu máy móc CPMIC và tập đoàn xuất nhập khẩu Tân Hưng thuộc Tổng cục hậu cần Bộ Quốc phòng.

Theo tiết lộ của tờ Globe and Mail, các công ty Trung Quốc đã sẵn sàng qua mặt lệnh cấm vận vũ khí của LHQ để cung cấp cho Tripoli một số lượng vũ khí, trị giá tới 200 triệu USD.

Trong khi đó, trong tuyên bố mới nhất vừa được hãng tin Reuters công bố sáng nay, các quan chức Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp của phe nổi dậy của Libya vừa khẳng định có bằng chứng rằng lực lượng của ông Gadhafi năm nay đã mua vũ khí “của các công ty Trung Quốc và châu Âu”, trong đó số lượng lớn được chuyển qua đường Algeria.

Cho đến giờ, Trung Quốc là nước duy nhất trong Hội đồng Bảo an LHQ chưa chính thức công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp như là một cơ quan quyền lực. Trong khi nhiều nước đã lần lượt cho giải tỏa tài sản của chế độ Gadhafi, thì Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì phong tỏa tài sản của Libya.

Trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh đề nghị chính quyền mới ở Libya tôn trọng lợi ích của các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào Libya.

Các công ty Trung quốc đã triển khai khoảng 50 dự án trị giá gần 20 tỷ USD tại Libya.

 

                                                                            Theo Dantri

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục