Vẫn còn nhiều người bị đối xử như nô lệ ngay tại châu Âu - Ảnh: Shutterstock

Vẫn còn nhiều người bị đối xử như nô lệ ngay tại châu Âu - Ảnh: Shutterstock

Ngay tại châu Âu văn minh của thế kỷ 21, tình trạng đối xử người lao động như nô lệ vẫn ngang nhiên tồn tại.

Tháng trước, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo buôn bán nô lệ đang có dấu hiệu trở lại với khoảng 12,3 triệu người là nạn nhân của lao động cưỡng bức trên thế giới. Riêng ở EU, việc nới lỏng kiểm soát ở biên giới các nước vô tình tạo cơ hội cho các đường dây buôn người tăng cường hoạt động. Còn những nô lệ hiện đại, do thân cô thế cô, không rành tiếng bản xứ lại sợ bị trả thù nên ít dám bỏ trốn và tố cáo.

Địa ngục trần gian

Theo phóng sự đăng cuối tháng 8 của nhật báo Público (Bồ Đào Nha), cảnh nô lệ bị bắt lao động khổ sai, ăn ở thiếu thốn, bị xiềng xích và bạo hành tưởng chừng chỉ có trong quá khứ đã và đang diễn ra ngay giữa lòng châu Âu. Tháng 4.2011, Tòa án thành phố Fundão, miền trung Bồ Đào Nha, đã mở phiên xử 4 bị cáo về tội buôn người và đối xử với người lao động như nô lệ. Trong số này, chủ mưu là António José Fortunato Maria, người gốc Bồ Đào Nha nhưng sống tại Valladolid, phía bắc Tây Ban Nha. Từ năm 2001, Maria bắt đầu “tuyển dụng” lao động tại Fundão và các vùng lân cận. Đối tượng của hắn là những thanh niên xuất thân nghèo khó, ít học và thất nghiệp. Maria hứa hẹn sẽ bao ăn ở, trả lương 250 euro/tháng và nhiều người đã bị lừa bởi những lời đường mật của tên “chủ nô”.

Público dẫn hồ sơ của tòa tường thuật: “Maria chở các nạn nhân sang Tây Ban Nha, tước hết giấy tờ và giao cho cha mẹ hắn quản lý. Những người này bị nhốt vào một chuồng gà cũ với điều kiện vệ sinh tồi tệ”. Hằng ngày, họ phải lao động từ 10-12 tiếng, thậm chí 20 tiếng, tối về bị nhốt và khóa tay bằng xích sắt. Chủ yếu, các nạn nhân làm việc đồng áng cho các chủ đất đã trả tiền cho Maria. Những người yêu cầu cải thiện điều kiện sống và làm việc hay hỏi về tiền lương sẽ bị đánh đập tàn bạo.

Đến năm 2007, khi một số lao động trốn về được quê nhà và tố cáo quyết liệt, gia đình chủ nô bất lương này mới bị bắt giữ. Maria và cha mẹ bị kết án lần lượt 20, 10 và 8 năm tù giam. Từ đó đến nay, giới hữu trách đã phát hiện thêm nhiều vụ nô lệ ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với hàng chục nghi can và hàng trăm nạn nhân.

Tại Pháp, phần lớn nô lệ hiện đại là dân nhập cư gốc Phi. Trường hợp điển hình là cô gái trẻ người Nigeria Tina Omaku. Theo tờ L’Express, do cuộc sống quá khó khăn nên vào năm 2002, cô bé Tina 13 tuổi được cha cho làm con nuôi của Godwin Okpara. Khi đó, Okpara là một cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Nigeria và đang chơi cho CLB Paris Saint Germain (Pháp).

Giấc mơ đổi đời nhanh chóng biến thành ác mộng khi Tina bị bắt làm mọi việc trong nhà, phải ngủ trong hầm, không được đến trường và thường xuyên bị đánh đập. Khi Tina tròn 15 tuổi, Okpara bắt đầu ép cô quan hệ tình dục gần như mỗi ngày. Cuộc sống địa ngục kéo dài 4 năm ngay tại vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sang trọng và giàu có của thủ đô Paris và chỉ kết thúc khi cô trốn sang nhà hàng xóm vào tháng 8.2005. Vợ chồng cựu cầu thủ Okpara bị kết án 10 và 15 năm tù.

Pháp luật nhẹ tay

Theo L’Express, trung bình những nô lệ vị thành niên bắt đầu sang Pháp từ năm 14 tuổi và thường bị bóc lột ít nhất 6 năm trước khi được giải thoát. Hành xử vô đạo đức và trái pháp luật nhưng rất nhiều “chủ nô” thời hiện đại chỉ bị xử với mức án rất nhẹ. Một cặp vợ chồng tại Lyon bị khởi tố vào tháng 10.2010 vì bóc lột một người giúp việc gốc Sénégal trong suốt 12 năm. Nguyên đơn khai với tòa chỉ được chủ trả 120 euro/tháng trong khi phải làm việc 16 giờ/ngày. Cho rằng chứng cứ chưa đủ thuyết phục, tòa án chỉ xử vợ chồng chủ nhà 2 năm tù treo.

Tháng 6.2010, vợ chồng Aissata và Mamadou S. bị Tòa án Paris kết án lần lượt 2 năm và 18 tháng tù (án treo) vì đã cưỡng bức lao động một người giúp việc Mali trong 9 năm tại căn hộ ở vùng ngoại ô Bondy phía bắc Paris. Nạn nhân bị chủ đưa sang Pháp năm 2001 khi mới 11 tuổi với lời hứa “sẽ có tương lai tươi sáng hơn” và “một tấm chồng đàng hoàng” nhưng thực tế, cô không hề được đến trường và phải làm việc nhà 15 giờ mỗi ngày. Năm 2007, cũng tại Bondy, 2 ông bà Zohra Boutebel và Laurent Moreau phải hầu tòa vì cưỡng bức lao động không lương và đánh đập 1 phụ nữ 36 tuổi trong vòng 8 tháng. Mức án dành cho 2 người là 3 năm tù giam.

 

                                                                      Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Biểu tình đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức tại thành phố Aden , miền nam Yemen ngày 17/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mỹ cảnh báo toàn quốc nguy cơ khủng bố với máy bay nhỏ

Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ vừa cảnh báo trên toàn quốc về nguy cơ khủng bố al-Qaeda nhằm vào các máy bay cỡ nhỏ, trong khi an ninh được thắt chặt trước ngày kỷ niệm 10 năm sự kiện 11/9.

Algeria chính thức đóng cửa biên giới với Libya

Ngày 4/9, Bộ trưởng đặc trách các vấn đề Bắc Phi và châu Phi của Algeria, ông Abdelkader Messahel, đã chính thức tuyên bố Algeria "tạm thời" đóng cửa biên giới với Libya.

Trung Quốc: Tàu sân bay Thi Lang "đạt mục tiêu"

Tân Hoa Xã đưa tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 31/8 thông báo tàu sân bay đầu tiên của nước này "đã đạt được các mục tiêu đề ra" trong cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên hồi đầu tháng.

Gaddafi không chấp nhận đầu hàng

Phe nổi dậy ra hạn chót ngày 3.9, Gaddafi phải đầu hàng. Ngược lại, phát ngôn viên của nhà lãnh đạo này vừa có câu trả lời chính thức "không" vào chiều nay 31.8.

Phương Tây "đổ thêm dầu vào lửa" ở Xy-ri

Sau khi hỗ trợ lực lượng chống đối ở Li-bi giành quyền kiểm soát phần lớn nước này, phương Tây đang gia tăng sức ép đối với Xy-ri cả về chính trị và kinh tế nhằm "tiếp sức" cho lực lượng đối lập ở Xy-ri lật đổ chính quyền Tổng thống B.An Át-xát.

Thủ tướng Merkel - phụ nữ quyền lực nhất thế giới

Tạp chí Forbes mới đây đã công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2011. Theo đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được bình chọn là phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục