Hi vọng vào tương lai tươi sáng của người dân Libya đang được thổi bùng lên trước sự sụp đổ của chế độ độc tài cũ. Cũng như niềm tin vào sự Tự do và Hạnh phúc sẽ được mang lại bởi Hội đồng chuyển tiếp quốc gia chưa lụi tàn trong mỗi người dân Libya, bất chấp sự thật là thành phần chủ yếu của NTC đều là những tay súng chuyên nghiệp và thiện xạ cũng như bất chấp việc họ đã giành chính chuyền bằng bạo lực và máu của chính những người Libya.
Ngày 20/10, nhà lãnh đạo Gaddafi - Tổng thống chính quyền Libya, người từng tuyên bố tử thủ tại quê nhà - đã bị tiêu diệt tại chính quê hương mình - TP Sirte. Những thông tin dồn dập về cái chết, những hình ảnh đẫm máu, những đoạn phim quay bằng điện thoại dường như chưa làm thỏa mãn sự phấn khích của người dân Libya.
Sau cái chết, tâm điểm chú ý của người dân tiếp tục dồn vào những thông tin cụ thể về cái chết như số lượng và vị trí vết đạn, vị trí Gaddafi bị tiêu diệt, và thậm chí là những lời trăng trối của nhân vật một thời là biểu tượng của quyền lực này. Nhưng trong khoảnh khắc mà vô số người dân
Ít ai có thể nghĩ rằng kết cục của những cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Libya cách đây chưa đầy một năm là những cuộc đấu súng, cuộc không kích và cuối cùng là cuộc truy sát gia đình Gaddafi. Những cuộc biểu tình ấy chuyển thành đấu tranh bạo lực khi Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) được thành lập.
Và theo tiến trình bạo lực ấy, hơn một tháng sau khi xảy ra các cuộc biểu tình, Libya chính thức bước vào cuộc nội chiến đẫm máu khi khối quân sự Liên hiệp Bắc Đại Tây Dương (NATO) sử dụng không lực để hậu thuẫn phe đối lập nhằm tiêu diệt lực lượng Gaddafi. Với lý do bảo vệ dân thường, NATO sẵn sàng cung cấp vũ khí cho phe đối lập, sẵn sàng dùng không kích oanh tạc vào bất cứ thành phố nào được cho là nơi trú ẩn của Gaddafi, cũng như sẵn sàng tham gia tiêu diệt nhân vật chủ chốt này.
Tay súng Mohamed el-Bibi |
NATO tất nhiên đã không biểu lộ bất cứ một sự căm phẫn hay lòng thương xót nào về hành động man rợ kéo lê xác chết Gaddafi trên đường phố - người mà ngay cả khi đã trở thành lãnh đạo thì vẫn là một công dân của
Người dân Libya giờ đây đang hoan hỉ chúc tụng và tràn ngập niềm vui trước sự sup đổ của “chế độ độc tài” từng trị vì hơn 42 năm. Điều này đã khiến chúng ta hồi tưởng lại niềm vui tại
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Afghanistan, 10 năm sau khi chế độ Taliban bị lật đổ, người dân Afghanistan đã nhận ra rằng “Hòa bình và Phồn vinh” chỉ là những lời hứa suông của các nước lớn và hạnh phúc vẫn chỉ là một ảo tưởng chừng nào 140.000 binh sĩ NATO - dưới sự chỉ huy của Mỹ - vẫn ngày ngày hiện diện trên mảnh đất của họ. Có lẽ hơn ai hết, những người dân tại Iraq và Afghanistan hiểu rằng nền dân chủ thực sự không thể xây dựng trên bạo lực, cũng như tự do và hạnh phúc của họ chưa bao giờ đến từ cái chết của một tên độc tài.
Các tay súng NTC mừng chiến thắng |
Tuy nhiên, bài học nhãn tiền ấy dường như đã bị lãng quên - hay đúng hơn là chưa từng được nhớ - trong những cơn khát trả thù và trong cả những cơn say bạo lực tại
42 năm phải sống dưới sự hà khắc và bất công của chế độ độc tài Gaddafi, dường như mỗi người dân
Cứ như thể rằng sự bất công sẽ mất đi khi những bức tượng, những dinh thự hay bất cứ thứ gì liên quan đến Gaddafi bị xóa sổ. Cứ như thể rằng cuộc đời của họ sẽ ngay lập tức sang một trang mới và dân chủ sẽ đáp xuống mảnh đất này khi cả gia đình Gaddafi bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên những người dân
Nơi NTC bắt ông Gaddafi. |
Khát khao trả thù đã khiến người dân Libya ủng hộ việc NTC sử dụng bạo lực để giành chính quyền với niềm tin rằng chính quyền mới sẽ mang lại hạnh phúc cho họ, dù cho bạo lực thường ít khi mang lại điều gì tốt đẹp hơn sự hận thù. Cũng như giấc mơ đổi đời cũng khiến dân tộc Libya tin tưởng tuyệt đối vào sự giúp đỡ của Mỹ và phương Tây cho dù việc phân chia quyền lợi dường như đã hoàn thành sau các chuyến thăm Libya gần đây của hàng loạt nguyên thủ châu Âu như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron… đặc biệt là chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 18/10.
Và trong chuyến thăm này, mục đích củng cố quan hệ đối tác với NTC có vẻ được Ngoại trưởng Mỹ đặt cao hơn hơn mục đích giúp Libya tiến tới nền dân chủ khi bà không ngại ngần đề nghị giúp đỡ Libya trong việc kiểm soát vũ khí với một cam kết chi 40 triệu USD cho việc này mà không hề đả động đến việc xây dựng những nền tảng cơ bản cho dân chủ tại quốc gia này.
Tất nhiên, hi vọng vào tương lai tươi sáng của người dân
Có lẽ ngay cả Gaddafi cũng hoàn toàn bất ngờ trước kết cục dành cho mình sau một loạt nỗ lực thân phương Tây và Mỹ được triển khai sau năm 2003. Việc nhận trách nhiệm và chịu đền bù về vụ đánh bom tại Lockerbie, cũng như hành động chủ động từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân, hay sẵn sàng là đồng minh tin cậy của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố có lẽ chưa đủ để bảo đảm vị thế, bảo đảm quyền lực và bảo đảm cả sự sống cho Gaddafi tại Libya khi chúng nằm ngoài toan tính của những nước lớn. Mỹ và phương Tây sẵn sàng hi sinh Gaddafi khi thấy sự hỗn loạn tại quốc gia này mang lại cơ hội mới và sự ủng hộ phe đối lập mang lại vị trí mới cho họ trong cuộc chơi trên bàn cờ lớn.
Ông Nicolas Sazkozy, Tổng thống Pháp - đất nước đóng vai trò tích cực trong những cuộc không kích tại mặt trận
Có lẽ thái độ chừng mực và rụt rè của ngài Tổng thống Pháp, cũng như hầu hết lãnh đạo các nước châu Âu ngoài việc chúc mừng chiến thắng của phe đối lập cũng thể hiện một điều rằng những giá trị nhân văn được châu Âu xây dựng qua bao thế kỷ vẫn chưa hoàn toàn mất đi, đặc biệt là trong các bài phát biểu công khai của giới lãnh đạo. Tuy nhiên những toan tính về lợi ích đã khiến châu Âu mang hàng trăm phi cơ chiến đấu cùng những vũ khí tối tân hiện đại nhất cổ vũ cho bạo lực tại Libya thay vì tạo dựng và phổ biến tinh thần nhân văn cùng những giá trị cao đẹp - nền tảng cho việc xây dựng một nền dân chủ thực sự - cho quốc gia này.
Hay có lẽ châu Âu đã lãng quên, thậm chí là đánh mất dần đi những giá trị nền tảng ấy trong cuộc chạy đua tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng với Mỹ tại mảnh đất vốn nổi tiếng về trữ lượng dầu mỏ này.
Việt Nam mong muốn tình hình Libya sớm ổn định Ngày 21/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước tình hình Libya hiện nay, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết: "Việt Nam mong muốn tình hình Libya sớm ổn định, nhân dân Libya được sống trong hòa bình để có điều kiện tái thiết và phát triển đất nước. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới nhằm thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và tham gia vào quá trình tái thiết lại Libya trong khả năng của mình”. PV |
Theo Báo CAND
Ông Gaddafi đã lanh đạo Libya trong suốt 42 năm trước khi bị lực lượng nổi dậy bắn chết ngày 20/10/2011 ở gần thành phố quê nhà Sirte.
Quân đội Hàn Quốc hôm nay cho biết sẽ tiến hành một cuộc tập trận với quy mô rộng khắp cả nước vào tuần tới, trong đó có cả khu vực gần biên giới biển tranh chấp với Triều Tiên, nhằm bảo vệ nước này khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Khoảng 10.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cùng các máy bay chiến đấu đã được điều động để tham gia một chiến dịch quân sự lớn ở miền bắc Iraq và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ nằm truy quét các tay súng người Kurd.
Ông Gadhafi đã bị các binh sỹ thuộc chính quyền lâm thời bắt khi đang trốn trong cống thoát nước nằm dưới một đường cao tốc gần Sirte, thành phố quê hương ông.
Với chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nhật, hai nước đang nỗ lực cải thiện quan hệ song phương trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động.
Trong ba ngày đêm liên tiếp, Bangkok (Thái Lan) rơi vào tình trạng căng thẳng vì đối phó với nước lũ.