Trong cuộc gặp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Bali, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hoan nghênh các nước Đông Nam Á trong nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho tranh chấp tại Biển Đông.
Ông Leon Panetta (phải) gặp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia tại Bali, Indonesia
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa kết thúc chuyến thăm Indonesia - chặng dừng chân đầu tiên của ông trong chuyến công du châu Á.
“Mỹ hoan nghênh thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc trong cuộc họp cấp ngoại trưởng hồi tháng 7 năm nay về bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói trong cuộc tiếp xúc được xem là không chính thức với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Bali hôm 23/10.
ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông từ năm 2002. Với bản hướng dẫn thực thi thỏa thuận này, ASEAN sẽ thảo luận một dự luật ứng xử có tính ràng buộc ứng xử giữa các bên, trong đó có Trung Quốc.
“Tôi ủng hộ ASEAN trong nỗ lực này, tiếp tục đi tới một đạo luật ứng xử phù hợp với Luật biển của LHQ”, ông Panetta nói.
“Tổng thống Barack Obama rất muốn lắng nghe quan điểm của ASEAN nhân hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào trung tuần tháng 11 tới tại Bali, Indonesia”.
Tại Hội Thượng đỉnh Đông Á, ngoài các nước ASEAN còn có lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia , New Zealand, Ấn Độ và Nga tham dự.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại lập trường của Washington về tình hình Biển Đông là không bênh vực bên nào, nhưng dứt khoát mong muốn các bên tranh chấp phải giải quyết tranh chấp bằng thái độ ôn hòa, phải làm minh bạch các đòi hỏi chủ quyền theo công pháp quốc tế và Luật biển của LHQ.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng khẳng định là lập trường của Mỹ về an ninh hàng hải là rất rõ ràng: tự do hàng hải, hàng không, tự do phát triển kinh tế và thương mại là quyền lợi quốc gia của Mỹ.
“Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại cởi mở và tự do và quyền đi lại ở Biển Đông và các vùng biển khác”, ông Panetta nhấn mạnh.
Đề cập thái độ của Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông, ông nói: "Rõ ràng có lo ngại. Nhưng nơi tốt nhất để biểu lộ lo ngại là việc có thể có thảo luận tự do và cởi mở với Trung Quốc."
“Mỹ sẽ hiện diện mạnh mẽ tại châu Á”
Theo giới phân tích, khi ghé Indonesia, ông Panetta không chỉ với mục đích thúc đẩy quan hệ quân sự song phương với chính quyền Jakarta, mà còn muốn xác định trở lại quyết tâm của Washington là dấn thân sâu hơn nữa vào toàn thể vùng Đông Nam Á mà quan hệ với Indonesia là một thành tố quan trọng.
“Trong tình hình nhiều các quốc gia Đông Nam Á đang quan ngại trước mối đe dọa đến từ các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp và mơ hồ của Trung Quốc, và cần đến sự hiện diện của Mỹ trong vùng, ông Leon Panetta đã tung ra ngay một tín hiệu trấn an”, hãng tin AFP viết.
Trả lời các phóng viên báo chí ngay trên chuyến bay đưa ông đến Bali, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói rõ: “Tôi có một thông điệp rõ ràng để chuyển đến họ: Mỹ vẫn sẽ là một cường quốc quan trọng ở Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI, chúng tôi sẽ duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ và sẽ là một lực lượng hùng hậu để bảo đảm hoà bình và thịnh vượng trong vùng”
”Mục đích chuyến thăm của tôi là nói rất rõ với khu vực và các đồng minh ở Thái Bình Dương là... Thái Bình Dương sẽ vẫn là ưu tiên cho Mỹ”.
Sau Indonesia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Tokyo vào hôm qua. Ông Panetta có mặt ở Nhật Bản với hy vọng thuyết phục Tokyo cho di dời một căn cứ quân sự Mỹ.
Đây là chuyến thăm châu Á đầu tiên của ông trong tư cách người đứng đầu Lầu Năm Góc sau khi từng làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA).
Ngoài chủ nhân Lầu Năm Góc đi Indonesia nêu vấn đề Biển Đông với các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN trước khi sang Tokyo và Seoul, Washington còn phái hai nhân vật quan trọng trong chính phủ sang châu Á: Cố vấn an ninh Tom Donilon đến Bắc Kinh và New Delhi trong khi trợ lý ngoại trưởng William Burns kể từ hôm qua đi Nhật Bản và Trung Quốc.
Chuyến thăm châu Á của ông Panetta diễn ra khi giới chức quốc phòng Mỹ loan báo một khi quân Mỹ đã rút khỏi Iraq năm nay và khỏi Afghanistan trước cuối năm 2014, Mỹ sẽ có thể gia tăng ảnh hưởng quân sự ở châu Á.
Theo Dantri
Mối lo ngại rằng cái chết của ông Gadhafi sẽ tác động đến khu vực Trung Đông-Bắc Phi vốn đang nhiều bất ổn là có cơ sở: Phong trào phản kháng tại Syria tăng niềm tin, trong khi biểu tình cũng bùng phát dữ dội tại Yemen.
Người dân Tunisia hôm nay đi bỏ phiếu trong cuộc cử tự do đầu tiên kể từ khi Tổng thống Zinedine el Abidine Ben Ali bị lật đổ trong cuộc nổi dậy của quần chúng 9 tháng trước.
Ông Gaddafi đã lanh đạo Libya trong suốt 42 năm trước khi bị lực lượng nổi dậy bắn chết ngày 20/10/2011 ở gần thành phố quê nhà Sirte.
Quân đội Hàn Quốc hôm nay cho biết sẽ tiến hành một cuộc tập trận với quy mô rộng khắp cả nước vào tuần tới, trong đó có cả khu vực gần biên giới biển tranh chấp với Triều Tiên, nhằm bảo vệ nước này khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Khoảng 10.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cùng các máy bay chiến đấu đã được điều động để tham gia một chiến dịch quân sự lớn ở miền bắc Iraq và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ nằm truy quét các tay súng người Kurd.
Ông Gadhafi đã bị các binh sỹ thuộc chính quyền lâm thời bắt khi đang trốn trong cống thoát nước nằm dưới một đường cao tốc gần Sirte, thành phố quê hương ông.