Chính quyền Bangkok đã buộc phải cho đóng cửa trung tâm thương mại lớn là Central Plaza và nhiều bến xe điện ngầm trước nguy cơ lũ đổ về phía bắc thành phố. Thủ đô của Thái Lan đang trải qua trận lụt nghiêm trọng nhất kể từ nửa thế kỷ qua.
Trong khi đó, tin tức từ Thái Lan cho biết hôm qua, nước lũ từ các vùng bị ngập phía bắc Thái Lan đã tràn dần tới trung tâm Bangkok nơi sinh sống của 12 triệu dân.
Một ngày trước đó, tin cho biết trung tâm thủ đô vẫn khô ráo. Chính phủ đã cho xây dựng tường bao cát kiên cố để bảo vệ khu phố thiết yếu này.
Đề phòng bất trắc, chính quyền đã ra lệnh sơ tán cư dân tại 8 trong số 50 quận huyện của thủ đô. Tại 4 huyện khác, một bộ phận dân chúng cũng phải đi tránh lụt. Nhưng nhiều người vẫn không chịu rời đi, cho dù nhà cửa bị lụt rất nguy hiểm, có nhiều nguy cơ bị điện giật, thiếu thức ăn nước uống, nhiễm bệnh ... Theo phát ngôn viên chính phủ, hiện có 11.000 người được tản cư và tạm trú tại các trung tâm trong thành phố.
Hiện nay, 25% diện tích Bangkok bị chìm dưới nước tràn ngập bùn, chất thải độc hại công nghiệp, rác và xác động vật.
Từ ba tháng nay, thiên tai và lũ lụt đã làm 442 người thiệt mạng tại Thái Lan và ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của hàng triệu người khác, chủ yếu ở phía bắc và miền trung Thái Lan.
Sân bay nội địa Don Mueang đã phải đóng cửa từ nhiều ngày qua, nhưng sân bay quốc tế vẫn hoạt động vì được bao bọc bởi bức tường cao 3,5m.
Chính quyền Thái Lan đang cố gắng mở lối thoát nước qua các sông và kênh rạch, bảo vệ trung tâm tài chính và thương mại ở Bankok. Người dân ở một số quận huyện tỏ thái độ bất bình vì họ đã phải hứng chịu lụt để bảo vệ cho thủ đô.
Theo thẩm định của bộ Tài chính Thái Lan, thiệt hại về vật chất do trận thiên tai này lên đến khoảng 4,2 tỷ euro, tăng trưởng kinh tế bị mất khoảng 1,7% trong năm nay.
Tình trạng ngập lụt kéo dài đã buộc nhiều cơ sở sản xuất phải đóng cửa. Hôm nay, các tập đoàn sản xuất xe hơi của Nhật Bản là Toyota và Nissan thông báo sẽ kéo dài thời gian ngừng hoạt động đến 14/11.
Do thiếu nguồn cung ứng phụ tùng, hãng Toyota cho biết sẽ giảm nhịp độ lắp ráp xe hơi tại các nhà máy ở Mỹ, Canada, Nam Phi, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Pakistan và Malaysia.
Tình hình cũng tương tự đối với tập đoàn sản xuất xe hơi Honda.
Theo Dantri
Lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã bắt đầu hội nghị hai ngày (3 và 4/11), tại thành phố Cannes của Pháp, nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và xem xét chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hàng nghìn người biểu tình thuộc phong trào Chiếm phố Wall hôm qua đã tụ tập ở Oakland bang California của Mỹ. Bạo động đã xảy ra làm tê liệt các hoạt động của một trong những cảng côngtenơ lớn nhất ở nước này.
Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Cannes (Pháp), Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã thực hiện chuyến thăm Nga hai ngày (1 và 2-11) và có cuộc gặp mặt thượng đỉnh người đồng cấp Dmitri Medvedev. Đây là chuyến thăm lần thứ ba của ông Lee Myung-bak trên cương vị Tổng thống tới Xứ sở Bạch dương kể từ năm 2008.
Ngày 2-11, hội nghị toàn cầu về tương lai của Afghanistan đã khai mạc tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, thu hút sự tham gia của đại diện 20 nước và nhiều cơ quan cứu trợ trên thế giới.
Công ty Môi giới chứng khoán MF Global Holdings Ltd., do cựu Thống đốc bang New Jersey Jon Corzine điều hành, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản hôm 31-10 và trở thành nạn nhân lớn đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tại phố Wall.
Ngày 2-11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã bất ngờ đến Libya trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới quốc gia Bắc Phi này kể từ khi xảy ra cuộc nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo kỳ cựu Muammar Gaddafi.