Các nhà lãnh đạo Nga, Đức và nhiều nước châu Âu vừa long trọng khánh thành Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc trị giá 10,2 tỷ USD - một diễn biến đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ giữa Nga-EU.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tham gia nghi lễ “mở van” tại thành phố Lubmen của Đức, nơi đường ống lên khỏi mặt nước của Biển Baltic.
Khí đốt Nga được cung cấp trực tiếp cho châu Âu theo đường ống “Dòng chảy phương Bắc” bỏ qua các quốc gia quá cảnh và như vậy, nó cho phép Liên minh châu Âu không bị “vạ lây” mỗi khi quan hệ giữa Nga và Ukraina căng thẳng.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, việc khởi động đường ống “Dòng chảy phương Bắc” đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ giữa Nga và EU.
“Đây là lần đầu tiên khí đốt Nga được cung cấp trực tiếp cho các nước Liên minh châu Âu. Đường ống này đáp ứng các tiêu chuẩn sinh thái nghiêm ngặt nhất. Nga hy vọng rằng Liên minh châu Âu sẽ có thể vượt khỏi những khó khăn, và đến năm 2020 nhu cầu về gas sẽ gia tăng đến 200 tỷ mét khối/năm”, ông nói.
Hành trình đường ống đi qua đáy biển Baltic từ vịnh Portovaya (gần thành phố Vyborg, Liên bang Nga) đến bờ biển Đức (khu vực Greisfwald).
Đường ống “Dòng chảy phương Bắc” có chiều dài hơn 1200 km. Công suất của nhánh thứ nhất là 27,5 tỷ mét khối /năm. Sau khi đưa vào hoạt động nhánh thứ hai, khả năng vận chuyển khí đốt sẽ tăng đến 55 tỷ mét khối/năm.
Cho đến nay, phần chủ yếu khối lượng khí đốt từ Nga xuất qua các nước Liên minh châu Âu phải trung chuyển qua Ukraina, và chính quyền Kiev nhiều khi không ngần ngại khóa đường ống này để gây sức ép, mỗi khi tranh chấp bùng lên với nước Nga láng giềng.
Như vậy, tuyến dẫn khí Dòng chảy phương Bắc có lợi cho cả Nga lẫn Liên minh châu Âu vì giúp cho giao dịch giữa hai bên trong địa hạt mua bán khí đốt được ổn định nhiều hơn. Tuy nhiên, một vài tiếng nói đã vang lên bày tỏ nỗi quan ngại trước khả năng châu Âu bị lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Nga hiện cung cấp 25% khí đốt của châu Âu.
Hàng trăm tay súng Libya đã biểu tình phản đối bên ngoài một khách sạn ở thủ đô Tripoli ngày 5-11 để yêu cầu Hội đồng chuyển đổi quốc gia (NTC) phải trả lương.
Washington nhấn mạnh châu Á cần có một cấu trúc mới tương xứng với sự phát triển. Tại hội nghị quốc gia thường niên do Ủy ban các vấn đề quốc tế của Mỹ tổ chức ngày 4.11, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William J.Burns đã phát biểu về chiến lược thế kỷ mới của Washington.
Lãnh đạo Hy Lạp đã đồng ý thành lập chính phủ liên minh với nhiệm vụ chính là đạt tới một thỏa thuận về kế hoạch cứu nguy mới của Liên minh châu Âu (EU). Thủ tướng George Papandreou đã đồng ý từ chức và thủ tướng mới sẽ được chọn trong hôm nay.
Tổng thống Israel Peres hôm qua cảnh báo một cuộc tấn công nhằm vào Iran đang trở nên ngày càng gần hơn. Cảnh báo được đưa ra trước khi cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế dự kiến ra báo cáo về chương trình hạt nhân của Tehran.
Các nhà lãnh đạo của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất và đang lên của thế giới đã ca ngợi kế hoạch toàn diện của khu vực đồng euro khôi phục lại ổn định tài chính, trong khi thất bại trong việc đóng góp vào một quỹ hỗ trợ khẩn cấp.
Chính quyền Bangkok đã buộc phải cho đóng cửa trung tâm thương mại lớn là Central Plaza và nhiều bến xe điện ngầm trước nguy cơ lũ đổ về phía bắc thành phố. Thủ đô của Thái Lan đang trải qua trận lụt nghiêm trọng nhất kể từ nửa thế kỷ qua.