Trong cuộc họp chiều 15/11 tại Bali (Indonesia), chuẩn bị nội dung nghị sự cho Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN-19) và các hội nghị liên quan, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã trao đổi nhiều ý kiến về vấn đề Biển Đông.

 

Nhìn chung, trong khi chưa đề cập cụ thể về dự thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), các nước đều nhìn nhận sự cần thiết phải duy trì động lực triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) theo những quy tắc hướng dẫn đã nhất trí, trong đó có triển khai các dự án hợp tác đồng thời với bắt đầu xác định những yếu tố cơ bản ban đầu của COC.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cho biết các quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà ASEAN và Trung Quốc đạt được tháng 7/2011 đã và đang giúp các bên liên quan tháo gỡ dần những vướng mắc, không cần phải đợi hoàn tất triển khai DOC trước khi bắt đầu tiến trình xây dựng COC.

Tiến trình đó hiện đang ở “bên sân” ASEAN, và Trung Quốc cần tham gia nỗ lực chung này “trong những điều kiện và thời điểm phù hợp.”

Đề cập đề xuất của Philippines về một “Khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác” trên Biển Đông, do Thứ trưởng Ngoại giao nước này Erlinda Basilo thay mặt Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario trình bày, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia cho hay các nước ASEAN “ghi nhận đề xuất này.” Vấn đề là cách thức đảm bảo đề xuất đó phù hợp với tinh thần DOC./.

 
Theo TTXVN/Vietnam+

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hàng triệu người biểu tình khắp Syria phản đối quyết định của Liên đoàn Arập đình chỉ quy chế thành viên của Syria.
Không có hình ảnh

Libya - Niger khẩu chiến vì con trai Gaddafi

Libya hôm qua lên tiếng kịch liệt phản đối đề nghị ân xá của Niger cho người con trai thứ ba của cố Đại tá Muammar Gaddafi, gọi đó là "hành động khiêu khích và thách thức".

“Siêu Mario” chạy đua lập chính phủ mới

Cái tên Mario Monti, thủ tướng tạm quyền của Ý, đã trở thành tâm điểm chú ý của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sau khi được trao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới để lèo lái nước Ý đang trên bờ vực phá sản.

Chính phủ Italia: Lãnh đạo mới đối mặt với thách thức cũ

Tổng thống Italia Giorgio Napolitano vừa chính thức đề cử ông Mario Monti, cựu ủy viên châu Âu về bảo vệ tự do mậu dịch, làm tân thủ tướng với nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ.

Đức: biểu tình dữ dội phản đối ngân hàng

Khoảng 17.000 người biểu tình đã tụ tập ở hai thành phố lớn tại Berlin và Frankfurt (Đức) để phản đối ảnh hưởng của các định chế tài chính toàn cầu đối với quá trình ra quyết định của các chính trị gia.

Syria: Biểu tình thành bạo động, nhiều sứ quán bị tấn công

Hàng triệu người trung thành với chính phủ Syria hôm qua đã tuần hành tại các thành phố lớn trong ngày biểu tình thứ hai để phản đối quyết định của Liên đoàn Arập tạm ngưng quy chế thành viên của Syria.

Libya phục hồi sản xuất dầu mỏ

Libya đã tăng sản lượng dầu thô lên 600.000 thùng/ngày và dự kiến sẽ trở lại mức 1.6 triệu thùng/ngày thời trước cuộc nội chiến vào cuối năm 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục