Tranh chấp giữa Iran và các quốc gia phương Tây đang leo thang sau khi Tehran hôm qua cảnh báo sẽ ngừng bán dầu cho “một số nước”.
Ấn Độ vừa tuyên bố sẽ không tham gia lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp dụng chống nước này. Ấn Độ là nước mới nhất trong loạt nước châu Á xác nhận không muốn theo Mỹ chống lại Iran trong vấn đề dầu mỏ.
Dầu thô của Iran chiếm 12% trong tổng khối lượng dầu mỏ tiêu thụ hàng năm ở Ấn Độ.
Bộ trưởng tài chính Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu hàng thứ tư thế giới, thông báo nước ông không thể xoay sở nếu không có dầu thô của Iran và sẽ không cắt giảm số dầu nhập khẩu của Tehran.
Như tin đã đưa, ngày 23/1, EU đã thông qua quyết định áp dụng biện pháp trừng phạt mới chống Iran nhằm giảm khối lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Iran.
Trước khi EU thông qua quyết định này, các phái viên của Washington đã thực hiện một số chuyến thăm đến các nước khác nhau nhằm thuyết phục ban lãnh đạo của các quốc gia đó nên làm theo tấm gương của EU trong lĩnh vực trừng phạt dầu mỏ chống Iran.
Theo Mỹ và EU, việc giảm doanh thu dầu mỏ sẽ buộc Iran phải giảm khối lượng đầu tư vào chương trình nghiên cứu hạt nhân.
Như dự định, quyết định của EU sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7. Tuy nhiên, Châu Á đã thách thức Mỹ và châu Âu trong nỗ lực này.
Mỹ hy vọng các quốc gia khác sẽ theo gót EU, trong đó có các nước đồng minh chính của Mỹ tại Đông Á là Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho phép phương Tây ngăn chặn vận chuyển dầu mỏ từ Iran, còn Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giúp họ trong vấn đề này.
Trước Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã không ngần ngại bác bỏ áp lực của Mỹ khi khẳng định sẽ không ủng hộ lệnh cấm vận dầu thô từ Iran. Ban đầu, Nhật Bản đã ủng hộ Mỹ trong vấn đề này, nhưng, sau đó đã yêu cầu tạo cho họ một tường hợp ngoại lệ - không ngăn chặn Tokyo nhập khẩu dầu mỏ Iran.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Bahk Jae-wan hôm qua nói rằng việc Iran phát triển hạt nhân đề ra mối đe dọa cho nhân loại, nhưng ông cho biết Seoul chưa có quyết định nào về chuyện liệu sẽ cắt giảm thêm bao nhiêu lượng dầu thô nhập khẩu của Iran.
Cả Hàn Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn hàng thứ năm trên thế giới, và Nhật Bản, nước đứng hàng thứ hai về nhập khẩu - đang phải đối mặt với áp lực từ các nhóm quyền lợi trong nước về mối lo ngại giá dầu tăng cao.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ), các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi châu Âu dựng “tường lửa” để ngăn chặn khủng hoảng nợ lan rộng.
TTXVN/AFP đưa tin, ngày 26/1, Bộ Các lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba (FAR) thông báo nước này sẽ bắt đầu Năm Diễn tập Quốc phòng kể từ ngày 1/2 tới, với đỉnh điểm là cuộc tập trận lớn nhất trong vòng ba năm qua mang tên "Thành trì 2012," dự kiến diễn ra vào tháng 11/2012.
Theo Reuters, nguồn tin của cảnh sát Pháp cho biết, Jean-Claude Mas, ông chủ công ty bán túi silicon nâng ngực Poly Implant Prothese (PIP) đã bị bắt giữ và có thể bị buộc tội ngộ sát.
Ngày 23/1, sáu phái bộ ngoại giao của Israel ở Mỹ và châu Âu đã đồng loạt nhận được bì thư chứa bột trắng có ghi chữ "bệnh than".
Việc nhà tạo mốt người Anh McQueen năm 2010 để lại cho đám vật nuôi của mình 50 nghìn Bảng Anh bỗng trở thành trò cười nếu so với ý nguyện cuối cùng của nữ triệu phú Italia để lại cho chú mèo Tommasino 10 triệu Euro. Trong khi đó, hàng năm thế giới có 1 tỷ người đang đói.
Đó là nội dung tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về kết quả cuộc đàm phán của đại diện Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản vừa kết thúc ở Washington: 3 bên cho rằng hiện nay đã mở đường nối lại cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.