Mỹ, NATO và Australia đồng loạt tuyên bố sẽ chấm dứt hoạt động tác chiến tại Afghanistan trong năm 2013, để chuyển sang làm công tác huấn luyện và cố vấn cho quân đội nước này từ năm 2014. Trước đó, Pháp cũng khẳng định rút quân sớm hơn một năm so với kế hoạch.
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay tới Brussels (Bỉ) ngày 1/2/2012
Bộ trưởng Mỹ Leon Panetta đưa ra tin này hôm 1/2 trên chuyến bay đến Brussels (Bỉ) để tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
“Hy vọng từ giữa đến cuối năm 2013, chúng tôi có thể làm một cuộc chuyển tiếp từ vai trò chiến đấu sang vai trò huấn luyện, cố vấn và yểm trợ”, ông Panetta nói với các nhà báo đi cùng.
Cũng theo ông Panetta, năm 2013 là thời điểm có tính chất quyết định đối với cuộc chiến kéo dài hơn 10 năm qua tại quốc gia Nam Á Afghanistan. Bởi trong năm 2013, các lực lượng Mỹ và NATO sẽ gia tăng các chiến dịch bình định với hy vọng trong sáu tháng cuối năm có thể chuyển giao dần vai trò kiểm soát an ninh cho các lực lượng Afganistan và chuyển dần sang nhiệm vụ huấn luyện, cố vấn cho các lực lượng bản địa.
Đây là lần đầu tiên một quan chức chóp bu của Hoa Kỳ loan tin về lộ trình chấm dứt sứ mệnh tác chiến của Mỹ và NATO tại chiến trường Afganistan. Tuy nhiên, Bộ trưởng Panetta không cho biết sẽ có bao nhiêu binh sĩ Mỹ và NATO ở lại Afganistan một khi vai trò tác chiến chấm dứt.
Gần như cùng lúc, Australia cũng cho biết nước này có kế hoạch rút quân khỏi Afganistan sớm hơn thời hạn đề ra là năm 2014. Tuy nhiên, Canbera chưa cho biết khi nào sẽ tiến hành rút quân.
Trước đó, hôm 27/1, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là người đầu tiên tuyên bố rút quân ra khỏi Afganistan vào năm 2013, sớm hơn một năm so với kế hoạch.
Tuyên bố này là đòn giáng mạnh vào cuộc chiến do Mỹ cầm đầu và làm ảnh hưởng đến chiến lược đã được lên kế hoạch một cách tỉ mỉ, chặt chẽ của NATO về lộ trình chuyển giao quyền kiểm soát an ninh trong năm 2014 - thời điểm chính quyền Kabul trên nguyên tắc sẽ có thể tự đảm bảo được an ninh. Thậm chí giới phân tích còn nhận định, trong thời gian tới rất có thể sẽ xảy ra “một cuộc đào tẩu” vội vã của các thành viên khác trong NATO.
Hiện NATO đang duy trì 130.000 quân tại Afganistan. Trong đó Mỹ đóng góp 90.000 quân, Anh 9.500 quân, Italia 4.000 quân, Pháp 3.600 quân, Australia 1.500 quân.
Theo Dantri
Ấn Độ vừa tuyên bố sẽ không tham gia lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp dụng chống nước này. Ấn Độ là nước mới nhất trong loạt nước châu Á xác nhận không muốn theo Mỹ chống lại Iran trong vấn đề dầu mỏ.
Đến cuối tháng 3-2012, Nhật Bản sẽ hoàn tất việc đặt tên 39 hòn đảo xa xôi và không người ở trên biển Hoa Đông nhằm thành lập khu đặc quyền kinh tế (EEZ). Trung Quốc và Đài Loan lập tức phản ứng.
Thay vì tiếp tục thực hiện đường lối tiếp cận cứng rắn với Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ chuyển sang phương thức mới theo chiều hướng ôn hoà hơn nhằm từng bước thu hẹp bất đồng và nghi kỵ giữa hai miền.
Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 30-1, các nhà lãnh đạo EU đã thừa nhận để thoát khỏi khủng hoảng, thắt lưng buộc bụng là không đủ mà phải đầu tư để tăng trưởng, tránh suy thoái.
Ngày 29/1, các nước phương Tây và Ảrập đã bắt tay vào việc sửa đổi dự thảo nghị quyết về Syria sau khi bản thảo cũ bị cả Nga và Trung Quốc bác bỏ. Động thái này diễn ra ngay sau khi Liên đoàn Ảrập quyết định ngừng sứ mệnh giám sát tại Syria.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ), các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi châu Âu dựng “tường lửa” để ngăn chặn khủng hoảng nợ lan rộng.