Tân hoa xã đưa tin vào khoảng 5h sáng theo giờ địa phương ngày 16/3, biên đội tàu hải giám tuần tra định kỳ của Trung Quốc đã đến tuần tra tại khu vực đảo Điếu Ngư và vùng biển phụ cận. Đây là vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Biên đội tàu tuần tra gồm 2 chiếc, mang số hiệu 50 và 66. Theo Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, cả hai tàu hải giám này đều thuộc phiên chế lực lượng chấp pháp tổng hợp trên biển, có trách nhiệm bảo vệ lợi ích biển của Trung Quốc theo pháp luật.
Chuyến tuần tra định kỳ của tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn của Bắc Kinh trong việc khẳng định chủ quyền ở đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.
Tokyo gọi đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận là quần đảo Senkaku. Hiện Tokyo chưa đưa ra phản ứng ngoại giao chính thức về hành động của Bắc Kinh.
Trong khi đó, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cũng xác nhận đã phát hiện hai tàu tuần tra Trung Quốc đi ngang qua vùng biển nằm trong khu vực tiếp giáp với quần đảo Senkaku.
Thông tin từ Đội quản lý bờ biển số 11 thuộc JCG xác nhận, vào hồi 6 giờ ngày 16/3, tàu tuần tra của JCG đã phát hiện hai tàu “Hải giám 50” và “Hải giám 66” đi ngang qua khu vực cách đảo Kubashima thuộc quần đảo Senkaku 40 km về phía Đông Bắc. Đội quản lý bờ biển số 11 đóng tại thành phố Naha thuộc tỉnh Okinawa.
Sau khi phát hiện hai tàu Trung Quốc, tàu tuần tra Nhật Bản đã đánh tín hiệu cảnh báo tàu Trung Quốc không được xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. Đáp lại, tàu “Hải giám 50” của Trung Quốc cho biết họ “đang tiến hành nhiệm vụ tuần tra trên biển”, đồng thời khẳng định “tất cả các đảo, bao gồm cả đảo Điếu Ngư đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc”.
Tiếp đó, Cục Hải dương Trung Quốc cũng khẳng định đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc và Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở những hòn đảo này.
Ngay sau sự kiện trên, chính phủ Nhật Bản đã thành lập văn phòng liên lạc thông tin tại Trung tâm quản lý sự cố để nắm bắt và điều hành các biện pháp đối phó. Trung tâm quản lý sự cố là cơ quan trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản.
Từ ngày 20/7/2006, lực lượng hải giám Trung Quốc đã triển khai hoạt động tuần tra bảo vệ chủ quyền theo định kỳ tại những vùng biển do nước này quản lý. Chuyến tuần tra gần đây nhất ở vùng biển tranh chấp với Nhật Bản diễn ra ngày 8/12/2008.
Theo DanTri
Một chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân Mỹ hôm qua cho biết ông đã xác định được một toà nhà tại địa điểm quân sự Parchin ở Iran bị tình nghi chứa căn phòng phục vụ thử nghiệm chất nổ có sức công phá mạnh, nơi IAEA muốn tới thăm.
Trung Quốc chưa từng che giấu tham vọng xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc ra khắp thế giới. Nhưng hàng loạt vụ tai nạn tàu cao tốc và tham nhũng đang khiến các khách hàng nước ngoài lo ngại.
Bạo lực bước sang ngày thứ 4 liên tiếp giữa Israel và các phần tử vũ trang Palestine ở Dải Gaza đã chứng kiến số rocket bị nã xuống miền nam Israel tăng lên 240 trong khi số người Palestine thiệt mạng vì các cuộc không kích của Israel lên tới 25.
Washington tuyên bố sẵn sàng tiết lộ cho Moscow những thông tin mật về lá chắn phòng thủ tên lửa được triển khai tại châu Âu, một động thái được cho là có thể giải quyết bế tắc đang tồn tại.
Trong số 16 nạn nhân trong vụ xả súng do một binh sĩ Mỹ gây ra tại Afghanistan hôm qua có tới 9 trẻ em. Một số thi thể đã bị đốt cháy.
Sau khủng hoảng hạt nhân Fukushima, chỉ còn hai trong số 54 lò phản ứng thương mại của Nhật Bản còn hoạt động, trong khi cuộc cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích mà điện hạt nhân mang lại đang khiến chính phủ cũng như người dân đau đầu.